10 cách trở thành doanh nhân có suy nghĩ khác biệt

Doanh nhân có sự đặc biệt hơn tất cả mọi người. Trong khi một số người ngồi và tưởng tượng về sức quyến rũ của việc trở thành ông chủ và tạo ra các cuộc kinh doanh lớn của riêng mình, thì những doanh nhân thật sự thấy rằng để đạt được tất cả các phần thưởng, giá trị kinh doanh là một con đường thật sự khó khăn và phức tạp.
 
Doanh nhân thành công nhất thế giới không phải là những người hấp tấp bỏ việc hiện tại để theo đuổi một ý tưởng làm giàu nhanh chóng. Họ là những người có tư duy kinh doanh – một tập hợp các quan điểm và giá trị cho phép họ đạt được sự vĩ đại.
 
10 quan điểm dưới đây là những quan điểm khác biệt, bạn sẽ cần phải có hoặc phát triển nếu bạn đang muốn trở thành một doanh nhân thành công.
 
1. Thách thức là cơ hội
 
Thất bại, trở ngại và thách thức là những yếu tố khó khăn chung của các doanh nhân. Hầu hết mọi người phản ứng lại với các trở ngại, sự căng thẳng và bi quan với một thái độ nghĩ trở ngại là những kinh nghiệm tiêu cực chỉ làm cản trở sự tiến bộ. Khi là một doanh nhân, bạn chạm trán với rất nhiều thách thức, đơn giản là bạn sẽ không thể đủ khả năng để giải quyết mọi thứ theo cách trên.
 
Thay vào đó, các doanh nhân thành công xem thách thức như là các cơ hội. Mỗi thách thức hoặc thất bại cho thấy một cơ hội quan trọng để phát triển – hoặc để tự cải thiện, trở nên tốt hơn dựa trên các điểm yếu hiện tại hoặc tìm ra các biện pháp tránh gặp trở ngại tương trong tương lai.
 
2. Đối thủ cạnh tranh cũng là một đề tài nghiên cứu
 
Thay vì xem đối thủ cạnh tranh như một mối đe dọa giống hầu hết mọi người, các doanh nhân thành công lại xem đây là cơ hội để làm phong phú, tìm hiểu thêm về ngành kinh doanh và thị trường đang hướng tới. Bằng cách nhìn vào mô hình kinh doanh của đối thủ, bạn có thể học cách tạo ra sự độc đáo cùng với đó là hoàn thiện xây dựng thương hiệu và các nỗ lực tiếp thị. Nghiên cứu kinh nghiệm về sự chú trọng của đối thủ cạnh tranh đối với khách hàng có thể dạy cho bạn làm thế nào để cho mình tốt hơn.
 
Đối thủ cạnh tranh đang luôn giúp đỡ cho bạn – Họ tập trung hàng tấn thông tin có giá trị. Doanh nhân thực sự biết rằng có thể lấy được các lợi ích từ đối thủ hay không tất cả đều phụ thuộc vào họ.
 
3. Tất cả mọi việc đều đòi hỏi nỗ lực
 
Kinh doanh rất phong phú và liên tục đòi hỏi rất nhiều, không thiếu những cạm bẫy có thể phá vỡ hoặc tiêu diệt doanh nghiệp của bạn. Doanh nhân thành công biết rõ điều này, và chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ – từ phát triển sản phẩm, bán hàng và tiếp thị – đòi hỏi phải có sự nỗ lực hết mình để đạt được thành công. Thay vì tìm kiếm đường tắt, doanh nhân thực sự dùng hết sức lực vào việc kinh doanh khi có cơ hội, và khi đạt được mục tiêu, họ lại bận rộn với muôn kế hoạch khác.
 
4. Hoàn hảo là kẻ thù của sự tiến bộ
 
Đó là câu nói quen thuộc mà không ai hiểu được tốt hơn các doanh nhân. Doanh nhân trẻ hoặc thiếu kinh nghiệm sẽ cần phải tiến bộ nhiều và cố gạt bỏ hết những mơ mộng ban đầu của chính mình, bởi vì những mơ mộng đó quá "hoàn hảo". Sự hoàn hảo không cần thiết để quản lý thành công và kinh doanh lớn.
 
Trong thực tế, sự hoàn hảo thường là thứ cản trở việc tiến bộ. Thời gian bạn dùng để cố gắng hoàn thành những chi tiết nhỏ nhặt cuối cùng rất lãng phí thời gian. Thay vào đó, dành nhiều nỗ lực của bạn để hoàn thành bức tranh tổng thể, và làm cho tổng thể thật hoàn hảo.
 
5. Những điều lớn được làm nên từ các phần nhỏ
 
Điều này là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết mọi vấn đề. Ví dụ, thay vì dùng một chiến dịch tiếp thị lớn tốn kém để làm hài lòng khách hàng như một phương thức nhanh chóng để có được lượng giao dịch và kinh doanh mới, doanh nhân thực sự lại thấy cơ hội làm hài lòng khách hàng bằng cách quan tâm tới từng cá nhân (blog, tiếp thị truyền thông xã hội, xây dựng quan hệ, vv), mỗi trong số đó đều có những lợi thế và bất lợi riêng của nó.
 
Doanh nhân thành công sẽ phân tích khó khăn của các dự án lớn và đưa ra các chiến dịch nhỏ, tiết kiệm hơn, cùng với đó là sự quản lí hiệu quả hơn ở mỗi phần.
 
6. Sai lầm là tốt
 
Suy nghĩ phổ biến của các doanh nhân cố thành công kiểu ồ ạt là Steve Jobs hay Jeff Bezos là các nhà lãnh đạo không phạm sai lầm bao giờ. Đây chắc chắn không phải sự thật. Doanh nhân thành công, ngay cả những ngôi sao nhạc rock, nhiều người thành công khác cũng thường mắc sai lầm. Nhưng hơn hết, họ không sợ phạm sai lầm và họ biết làm như nào để học hỏi từ những lần vấp ngã đó.
 
Những sai lầm là điều tốt và bình thường, các doanh nhân càng sớm nhận ra điều đó thì càng tốt. Đừng lãng phí thời gian làm tất cả mọi thứ bạn có thể để tránh những sai lầm hoặc tự trách mình khi mắc phải sai lầm. Thừa nhận sai lầm, tìm ra cách để bạn có thể sửa chữa sai lầm đó, và tiến lên phía trước.
 
7. Không có phép màu
 
Các doanh nhân siêu giàu có mà bạn từng biết đến không đạt được mọi thứ chỉ nhờ tự dưng ngẫu nhiên mà họ nảy ra một ý tưởng tuyệt vời. Họ thành công nhờ trải qua nhiều năm nỗ lực và niềm đam mê vào một ý tưởng tuyệt vời, và cuối cùng những nỗ lực đó đã được đền đáp.
 
Bạn không thể trở thành một doanh nhân mà chỉ mong đợi có được phép lạ nào đó đưa bạn thành đạt bởi vì chỉ có ý tưởng mới giúp bạn tạo nên cuộc cách mạng đời mình. Ngay cả những ý tưởng tốt nhất trên thế giới cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỹ năng và nỗ lực không ngừng để kiếm tìm được những thành công.
 
Doanh nhân tốt nhất thế giới hiểu rõ điều này. Chờ ý tưởng tự nảy ra trong công việc, hoặc chờ đợi cho một số yếu tố vô hình để nâng đỡ bạn thành công, chỉ có thể là con đường dẫn đến sự thảm hại.
 
8. Quan điểm bên ngoài là vô giá
 
Các doanh nhân cần phải có truyền thông tốt, điều đó có nghĩa là tích cực lắng nghe những ý tưởng và ý kiến khác nhau. Trong kinh doanh, chúng ta sẽ bị mắc kẹt vào lối suy nghĩ một chiều, điều đó rất dễ xảy ra.
 
Nhiều chủ doanh nghiệp giữ mô hình kinh doanh, chỉ thị của họ quá cứng nhắc, cuối cùng là tự hạn chế khả năng tự phát triển của mình và dẫn đến thất bại. Mặt khác, các doanh nhân thành công không ngừng tìm kiếm sự độc đáo và kinh nghiệm mới, điều đó sẽ thách thức suy nghĩ của họ và buộc họ nhìn mọi thứ bằng quan điểm khác biệt.
 
9. Kỷ luật là điều kiện tiên quyết
 
Đối với mọi người, kỷ luật là một khoản phụ. Kỷ luật đòi hỏi suy nghĩ nhiều hơn, cố gắng tập thể dục, thức dậy đúng giờ hoặc làm bất cứ điều gì khác tốt hơn là dành thời gian giải trí. Để trở thành doanh nhân thành công, kỷ luật là bình thường. Đó là một điều kiện tiên quyết áp dụng vào tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của họ.
 
Chúng ta không cần phải là một nhà lãnh đạo quân sự mang theo phong cách quân đội để có kỷ luật, nhưng bạn cần phải biết những gì mình muốn và phải chuẩn bị tâm lý làm bất cứ điều gì để đạt được thành công.
 
10. Doanh nhân là một lối sống
 
Bạn muốn trở muốn thành doanh nhân hãy thức dậy, đi làm, trở về nhà và đi ngủ như một doanh nhân thật sự. Không có giờ hành chính, không có sự chia ra "Cuộc sống công việc" và "Cuộc sống gia đình".
 
Ưu điểm của việc này là bạn hoàn toàn kiểm soát được con đường và sự chuyên nghiệp của bạn, bằng tất cả mọi việc trong cuộc sống bạn làm để đạt được mục đích thành công. Có thể các bất lợi của việc này khiến bạn phải mang công việc kinh doanh đến mọi nơi. Kinh doanh phải trở thành công việc, cuộc sống của bạn và bạn cần phải chuẩn bị kĩ càng cho điều đó nếu muốn tồn tại trong thế giới đầy doanh nhân như hiện nay.
 
Con đường trở thành doanh nhân thành công không phải được sinh ra đã có một lộ trình cụ thể, đó là những thách thức đang chờ đợi bạn.
 
 
Hàn Dương
Theo Infonet/Entrepreneur
Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928