18 sai lầm sẽ nhấn chìm “startup” của bạn

Khởi nghiệp là một hành trình lý thú – và chắc chắn sẽ có những vấp váp cũng là cơ hội học hỏi. Tuy nhiên, đừng “kinh hãi” vì tựa bài này.

Mọi startup đều mắc sai lầm, nhưng nhận thức được vấn đề là một nửa trận chiến. Tiếp nhận thông tin về những cạm bẫy phổ biến nhất khi khởi nghiệp bằng infographic này, thay vì phải tự học một cách khó khăn!

1. Chỉ có một nhà sáng lập

Hai cái đầu thì tốt hơn một – giống như có hai bộ vũ khí, hai nguồn tài chính, hai nguồn nhiệt huyết và ý tưởng. Có một người khác cùng làm việc sẽ giúp thúc đẩy bạn khi mọi thứ trở nên khó khăn, giúp giữ cho ý tưởng của bạn luôn mới mẻ.

2. Chọn địa điểm tồi

Nếu doanh nghiệp của bạn đang ở giai đoạn chưa có lãi, thuê văn phòng ở khu vực đắt đỏ có thể phản tác dụng (ngay cả khi nơi đó sắp là trung tâm khởi nghiệp tiềm năng).

Hãy suy nghĩ về nhu cầu thị trường trong khu vực mà bạn chọn làm địa điểm kinh doanh và liệu khách hàng của bạn sẽ dễ dàng tìm thấy bạn?

3. Chọn “ngách quá hẹp”

Tìm được thị trường ngách cho doanh nghiệp là điều quan trọng – nhưng nếu đó là một thị trường quá hẹp thì sẽ không có đủ người mua sản phẩm của bạn.

Tránh thực hiện quá nhiều nghiên cứu thị trường và trung thực với chính mình về nhu cầu thực tế đối với sản phẩm của bạn.

4. Ý tưởng phái sinh

Có được một ý tưởng độc đáo có nghĩa là sản phẩm của bạn cung cấp một thứ mà không sản phẩm nào trên thế giới làm được – đó chính là báu vật của một công ty khởi nghiệp.

Tập trung vào các điểm độc đáo có sức thuyết phục của sản phẩm – dịch vụ và nhấn mạnh những điểm này. Bạn cung cấp được sản phẩm mà không ai khác có thể?

5. Ngoan cố

Điều quan trọng là phải trung thực với các giá trị và tầm nhìn của bạn khi bắt đầu khởi nghiệp, nhưng điều này không có nghĩa là từ chối lắng nghe bất kỳ phản hồi nào, hoặc cứ ngoan cố tiếp tục với một ý tưởng tồi.

Cần giữ sự linh hoạt và cởi mở. Con đường của bạn có thể thay đổi – và sự thay đổi đó có thể làm nên một công ty khởi nghiệp thành công.

6. Thuê phải lập trình viên tồi

Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp công nghệ và bạn không thể tự mình lập trình, thì việc tìm kiếm một người lương thấp và vui vẻ có lẽ hấp dẫn – nhưng về lâu dài, quyết định này có thể trở thành nỗi ám ảnh đối với bạn. Hãy làm đúng ngay từ đầu – hoặc về sau bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn.

7. Chọn sai nền tảng

Tương tự như ở trên, bạn có thể chọn sai ngôn ngữ lập trình, hoặc chọn sai dạng phần mềm CMS.

Nếu doanh nghiệp của bạn không phải là một công ty công nghệ, có lẽ bạn đã chọn sai hình thức kinh doanh (chẳng hạn, mở cửa hàng trong khi phần lớn doanh số của bạn là từ kênh trực tuyến).

Nghiên cứu và nghiên cứu thêm để đảm bảo rằng bạn đã chọn được nền tảng (platform) hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.

8. Ra mắt chậm trễ

Thời gian là quý giá, và xung lượng cũng vậy. Nếu công việc kinh doanh của bạn đang được chú ý, hãy tận dụng lợi thế của nó (nếu có thể) – đừng trì hoãn việc ra mắt chính thức từ tháng này qua tháng khác (hoặc thậm chí nhiều năm).

9. Ra mắt quá sớm

Ngược lại với sai lầm ở trên, việc ra khơi trước khi bạn sẵn sàng cũng có thể gây hại cho cơ hội của một startup.

Nếu chất lượng sản phẩm của bạn quá kém (hoặc bạn chưa có được sản phẩm) hoặc nếu bạn chưa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng với hệ thống và cơ sở hạ tầng phù hợp, có lẽ bạn sẽ mang lại cho khách hàng một trải nghiệm mua hàng không đủ tốt – điều đó không thể giúp bạn có được khởi đầu tốt nhất.

10. Không hình dung được người dùng cụ thể

Nghiên cứu thị trường là chìa khóa để khởi động một công ty khởi nghiệp thành công. Nếu bạn không có đối tượng cụ thể, thì bạn không biết cần phải tiếp thị sản phẩm của mình cho ai và đủ sức thuyết phục họ.

11. Quá ít tiền

Nếu có quá ít tiền, bạn không thể đáp ứng được những khoản chi phí thiết yếu khi khởi nghiệp. Xem thêm: Bài học từ lần khởi nghiệp thất bại

12. Chi tiêu quá nhiều

Một vấn đề tài chính cơ bản khác là chi tiêu quá nhiều. Bạn có thể đã huy động đủ tiền cho doanh nghiệp của mình, nhưng luôn có nhiều thứ khiến bạn dễ sa đà – từ danh thiếp cho đến các trang web hào nhoáng. Ngay cả khi đã huy động được vốn đầu tư, đừng quên là bạn cần phải chi tiêu tiết kiệm.

13. Huy động quá nhiều vốn

Đây dường như là một chuyện tuyệt vời, nhưng huy động quá nhiều tiền cũng có thể trở thành một vấn đề thực sự.

Nó có thể trì hoãn thời điểm ra mắt chính thức, bởi vì huy động vốn là một việc lớn, và nếu tiền đến từ các nhà đầu tư thì việc đáp ứng nghĩa vụ đối với họ có thể làm bạn nhanh chóng cảm thấy bị áp đảo.

Tốt hơn là nên huy động một ít vào lúc đầu, tạo ra sản phẩm khả thi tối thiểu, sau đó tiếp tục huy động thêm.

14. Không thể quản lý tốt nhà đầu tư

Nếu bạn đã chọn sai nhà đầu tư hoặc giao cho họ quá nhiều trách nhiệm hoặc quyền lực trong doanh nghiệp, việc hợp tác với họ có thể nhanh chóng trở thành vấn đề đau đầu.

15. Hy sinh người dùng vì lợi nhuận (giả định)

Bạn luôn luôn nên đặt người dùng của bạn lên trên lợi nhuận. Lợi nhuận rất quan trọng, nhưng giữ cho người dùng hạnh phúc và trung thành sẽ tạo ra nhiều người dùng hơn, điều này sẽ mang lại lợi nhuận lâu dài hơn.

16. Không “xắn tay áo lên mà làm”

Hãy tham gia vào tất cả các khía cạnh của việc điều hành một công ty khởi nghiệp – ngay cả những phần mà bạn không muốn – nhờ thế, bạn luôn có thể biết rõ về doanh nghiệp của mình.

17. Nhà sáng lập “choảng” nhau

Mâu thuẫn luôn xảy ra và trong một tình huống phấn khích nhưng đầy căng thẳng như khi khởi đầu một doanh nghiệp mới, điều này gần như không thể tránh khỏi. Để tránh những cơn nóng nảy tăng nhiệt, hãy trung thực với nhau và sớm nói ra bất kỳ sự bất đồng nào.

18. Nỗ lực nửa vời Khởi nghiệp là công việc chiếm tất cả niềm đam mê và nhiệt huyết của bạn.

Nếu ngay từ đầu bạn không quá bận tâm, vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu mọi việc trở nên khó khăn? Bạn cần phải dành 100% quyết tâm ngay từ đầu.

Theo DĐDN

Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928