Năm 1861, Abraham Lincoln trở thành Tổng tống thứ 16 của nước Mỹ, ở tuổi 52. Hơn 150 năm đã qua, nhưng những phẩm chất lãnh đạo của ông vẫn là bài học đúng đắn đối với giới lãnh đạo ngày nay.
5 bài học lãnh đạo dưới đây do tác giả Eric Barker rút ra từ cuốn “Abraham Lincoln – Thiên tài lãnh đạo”, được đăng tải trên trang Business Insider:
1. Luôn lắng nghe cấp dưới
Năm 1861, nước Mỹ xảy ra nội chiến, chỉ vài tuần sau khi Abraham Lincoln lên nhậm chức. Thay vì ngồi ở Nhà Trắng, ông đã dành phần lớn thời gian đến các doanh trại quân đội, tìm hiểu, thăm hỏi và động viên tinh thần binh lính. Vì từng là một người lính nên ông hiểu rõ những cực khổ của họ trên chiến trường, ông đã đối xử với họ bằng sự đồng cảm.
Tổng thống Lincoln luôn bắt đầu ngày làm việc của mình bằng cách đi lòng vòng thăm hỏi và quan sát nhân viên. 75% thời gian trong ngày ông dành để tham dự các sự kiện bên ngoài Nhà Trắng và gặp gỡ mọi người, như dự duyệt binh, thăm hỏi tại các bệnh viện…
Ông là một nhà lãnh đạo theo phong cách MBWA (management by walking around. Và chính sự gần gũi với cấp dưới đã giúp Lincoln biết được nhiều thông tin hữu ích để có thể ra quyết định đúng đắn.
2. Thuyết phục thay vì ép buộc
Mặc dù nắm quyền lực trong tay nhưng Abraham Lincoln lại chọn cách thuyết phục người khác thay vì dùng đến chúng. Kết bạn và làm cho mọi người thích mình, đó là phương pháp lãnh đạo của ông.
Theo Lincoln, hành vi con người là thứ dễ bị tác động từ bên ngoài nên những lời lẽ khiêm tốn và đáng tin cậy sẽ dễ được người khác chấp thuận.
Có một câu châm ngôn cổ là: “Một giọt mật ngọt bắt được nhiều ruồi hơn một thùng mật đắng”. Thế nên, giữa người với người, nếu bạn muốn chiến thắng ai đó bằng lý lẽ của mình thì trước tiên hãy thuyết phục họ bằng sự chân thành. Đó là “mật ngọt” giúp bạn chiếm được cảm tình từ phía họ.
Tổng thống Lincoln đã từng vận dụng triết lý này: “Tôi tiêu diệt kẻ thù bằng cách làm bạn với họ”.
Trong một bài giảng tại trường Đại học Kinh doanh Harvard, giáo sư Deepak Malhotra đã chỉ ra điều quan trọng nhất trong một cuộc đàm phán là “Họ cần phải thích bạn”.
“Trước tiên, họ cần phải thích bạn. Bạn càng làm cho họ không thích mình thì càng khó đạt được mục đích mình mong muốn”, ông nói.
Tạo cảm tình cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản trong đàm phán mà nhà tâm lý học nổi tiếng Robert Cialdini tiết lộ trong cuốn Thuyết phục bằng tâm lý.
3. Chịu trách nhiệm cho sai lầm của cấp dưới
Lincoln luôn nhận lấy trách nhiệm ngay cả khi sai lầm đó do cấp dưới của ông gây ra. Chính phẩm chất trung thực và liêm chính của ông đã giúp cấp dưới có cái nhìn đúng đắn về công việc lãnh đạo. Nó giúp họ cảm thấy mình đang làm tốt công việc được giao, tích cực sáng tạo và chấp nhận rủi ro, bởi họ biết họ sẽ không bị khiển trách nếu có thất bại.
Với phương pháp lãnh đạo này, theo giáo sư Gautam Mukunda của Đại học Harvard, Lincoln đã tránh được sai lầm phổ biến nhất trong giới lãnh đạo, đó là tính kiêu ngạo.
Trong một bức thư gửi cho tướng Ulysses S. Grant, Lincoln đã công nhận chiến lược đúng đắn của vị tướng này trong trận bao vây Vicksburg và thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình. Ông thể hiện sự tin tưởng của mình vào phán đoán của người trực tiếp ra trận. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của một nhà lãnh đạo quân sự giỏi: Dân chủ và biết lắng nghe.
4. Khuyến khích sự đổi mới
Ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, Lincoln vẫn luôn kêu gọi mọi người thử nghiệm các ý tưởng, tạo ra những cải tiến mới và không ngừng học hỏi. Ông cho rằng trọng trách lớn nhất khi làm một nhà lãnh đạo là tạo ra môi trường phi rủi ro nhằm thúc đẩy sự đổi mới hiệu quả.
Ông chính là vị tổng thống đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện nay của nước Mỹ được cấp bằng sáng chế cho một thiết bị giúp tàu nổi lên khi đi qua những bãi cát ngầm vào năm 1849.
5. Tạo ảnh hưởng nhờ lối kể chuyện
Abraham Lincoln là một nhà kể chuyện bậc thầy, tác giả của bài diễn văn nổi tiếng nhất nước Mỹ – bài diễn văn Gettysburg. Đây cũng chính là lợi thế giúp ông vượt qua các đối thủ khác.
“Mọi người nói rằng những câu chuyện tôi kể thật tuyệt vời. Nhưng kinh nghiệm của tôi là với những người mộc mạc, chất phác thì bạn nên nói chuyện với họ theo cách giống vậy. Bằng cách sử dụng nhiều ví dụ minh họa hài hước và gần gũi trong cuộc sống thường ngày, bạn sẽ giúp người nghe dễ liên tưởng và hình dung vấn đề tốt hơn”, Lincoln chia sẻ bí quyết của mình.
Giáo sư Jennifer Aaker của Đại học Stanford đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy kể chuyện là cách giúp người khác thấu hiểu hơn về nội dung chính mà bạn muốn truyền tải. “Dành thời gian suy nghĩ về những câu chuyện trong cuộc sống là một cách hiệu quả giúp bạn khám phá ra ý nghĩa đằng sau chúng”, bà cho biết.
Contact us and we would love to answer any questions you may have.
Message Submitted!