Không ai có thể dự đoán được tương lai nhưng có những điều bạn có thể làm để chuẩn bị cho mọi tình huống và vượt qua giai đoạn thị trường có nhiều thay đổi khó đoán định.
Con người vốn không thích sự thay đổi, thế nhưng chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động, thậm chí, ngay lúc này, chúng ta đang sống giữa đại dịch và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều người không chỉ lo lắng về sức khỏe của bản thân cùng gia đình và bạn bè, mà còn bị ám ảnh bởi nỗi lo về công việc, tài chính chi tiêu.
Làm thế nào các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể thấy được những gì đang xảy ra? Họ có thể làm gì để chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng y tế cùng những tác động của nó ở quy mô toàn cầu như thế này?
Sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn chèo lái doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn. Ảnh: Getty Images
Hãy ghi nhớ rằng: bạn không được cảnh báo trước về mọi thứ nhưng giống như các tòa nhà được thiết kế để chống chịu động đất, bạn cũng có thể xây dựng doanh nghiệp của mình với một nền tảng vững chắc, giúp doanh nghiệp chống chịu được các tác động từ bên ngoài. Nếu doanh nghiệp của bạn đủ linh hoạt, bạn thậm chí có thể tìm thấy nhiều cơ hội song hành cùng sự thay đổi.
5 cách dưới đây là những điều một nhà lãnh đạo tài ba có thể làm để giúp doanh nghiệp của mình vượt qua giai đoạn thị trường biến động khó đoán định.
Bắt đầu với nhân viên của bạn
Nếu bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp linh hoạt và bền vững, những đặc điểm sau là điều mà các nhân viên của bạn cần có: suy nghĩ lớn, linh hoạt, độc lập và có khả năng tự tạo động lực cho bản thân.
Khi bạn tuyển dụng một nhân viên cho một vị trí cụ thể trong công ty của mình, thứ bạn thuê phải là tư duy nhạy bén và linh hoạt của họ bởi chức năng hay công việc có thể thay đổi mỗi ngày, mỗi tuần, đặc biệt là ở thời điểm mọi thứ có nhiều biến động.
Hãy nhớ, bạn cũng phải thích nghi
Là một nhà lãnh đạo, đôi khi bạn cũng phải xắn tay áo lên và tự mình đảm đương công việc thay vì lúc nào cũng đội chiếc mũ thuyền trưởng chỉ huy con tàu. Điều này đặc biệt quan trọng khi có một cuộc khủng hoảng hay những thách thức không lường trước bất ngờ xảy ra. Đó là khi bạn cần đưa ra một bản phân tích kịch bản và lên kế hoạch điều chỉnh thích hợp. Điều quan trọng không kém là phải biết được lúc nào cần tin tưởng vào đội nhóm của mình để quản lý được mục tiêu trong tầm tay.
Tương tác tốt (và thường xuyên)
Trong thời đại không chắc chắn, giao tiếp nhiều hơn chính là một yếu tố quan trọng. Từ quan điểm của một nhà lãnh đạo, điều này không chỉ bao gồm việc liên kết với đội nhóm làm việc và khách hàng của bạn mà còn với cả hội đồng quản trị, nhà đầu tư và các cổ đông. Hãy chắc chắn rằng bạn đáp ứng kịp thời các câu hỏi cũng như mối quan tâm của họ.
Nếu phải đưa ra những quyết định khó khăn liên quan tới việc sa thải hay cho nhân viên nghỉ không lương, hãy thực hiện các cuộc trò chuyện rõ ràng và đồng cảm.
Các cuộc họp ngắn hàng ngày là một cách hữu ích để các thành viên trong nhóm duy trì kết nối, tập trung vào nhiệm vụ của mỗi nguoiwf cũng như nhanh chóng xác định các khó khăn cần vượt qua.
Duy trì “nhuệ khí” nhân viên
Tinh thần là một yếu tố quan trọng trong việc gắn kết và tăng cường năng suất làm việc của người lao động. Vì vậy, khủng hoảng xảy ra cũng là lúc cần đẩy mạnh nhuệ khí của nhân viên trong doanh nghiệp. Xin nhấn mạnh một lần nữa: đây là thời điểm cho thấy chiến lược gắn kết nhân viên toàn diện trước khủng hoảng có tầm quan trọng như thế nào. Trong giai đoạn thị trường nhiều biến động, các nhà lãnh đạo nên tham gia nhiều hơn vào các quy trình giám sát nhân viên hàng ngày.
Để làm được điều này, hãy lên lịch kiểm tra với các thành viên trong đội nhóm của bạn để nắm được mọi thứ đang diễn ra như thế nào: điểm nào tốt, điểm nào xấu, cái gì cần sửa chữa … Xem xét lại quy trình, hệ thống đo lường và đánh giá nhân viên đang được áp dụng, ví dụ như các bài khảo sát, các sáng kiến khuyến khích nhân viên làm việc, đồng thời có những điều chỉnh cần thiết nếu nhân viên của bạn còn chưa chăm chỉ.
Tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn có thể đạt được
Khi chúng ta xem xét tới biến đổi khí hậu, các mục tiêu thường được đặt ra trong khoảng thời gian 100 năm. Nếu chỉ tập trung đến những mục tiêu này, chúng ta sẽ dễ bị choáng ngợp và đi chệch hướng. Bằng cách đưa chúng thành những mục tiêu nhỏ 5 năm một, việc đạt được những mục tiêu lớn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Phương pháp đặt ra những mục tiêu nhỏ và lớn có thể được lập ra theo quý. Bằng cách tập trung vào “hiện tại” và quãng thời gian 90 ngày tiếp theo, đặc biệt là trong thời điểm diễn ra khủng hoảng, bạn có thể chia nhỏ các mục tiêu lớn thành các nhiệm vụ có thể thực hiện dành cho nhân viên của mình. Nó mang tới cảm giác hài lòng và sự liên kết khi nhân viên của bạn cảm nhận được họ đang có những đóng góp rõ ràng cho doanh nghiệp.
Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.
Message Submitted!