1. Ben Huh
Doanh nhân: Ben Huh, nhà sáng lập của Cheezburger tại Seattle, chủ trang web Fail Blog và I Can Has Cheezburger.
Quá trình thành lập công ty: 22 tuổi, Huh là một sinh viên báo chí. Anh chuyển đến Chicago và lập lên hãng phân tích phần mềm Raydium vào tháng 1/2000. Từng làm cho một doanh nghiệp mới thành lập nhưng Huh không có nhiều kinh nghiệm và quan hệ để hùn vốn dễ dàng ngoài 750.000 đô la anh gom góp được qua 2 vòng gây vốn.
Khó khăn ập đến: 18 tháng sau, anh gặp trở ngại. "Chúng tôi đã cạn vốn để có thể trả lương cho nhân viên", Huh kể lại. Anh cố gắng kiếm thêm vốn, nhưng tác động mà cuộc khủng hoảng dot.conm để lại thực sự nặng nề. Trong 2 tuần, anh không thể rời khỏi phòng mình. "Các nhà đầu tư đã đặt vốn liếng cùng niềm tin của họ vào tôi, và nếu trong hoàn cảnh đó thì bạn cũng hiểu bạn phải làm như thế nào đó để xứng đáng với niềm tin ấy. Bạn sẽ nghĩ rằng minhg không thể bắt đầu lại với một công ty nào được nữa".
Giải pháp: Đã 6 năm trôi qua kể từ khi Huh quyết định mua lại I Can Haz Cheezburger và bắt đầu xây dựng đế chế funny-blog của mình. Lúc đó, anh nhận ra rằng các nhà đầu tư bắt đầu nhìn ra vấn đề, và như thế thì công ty Raydium sẽ không thể tiếp tục ngay cả khi Huh có gây đủ vốn đi chăng nữa. Anh so sánh việc làm lại từ đầu giống như khi tập đi xe đạp: "Vẫn biết là sẽ đau, nhưng bạn vẫn làm. Dù có sự chuẩn bị tốt về mặt tinh thần và tài chính, nhưng bạn không bao giờ biết được việc đó có thành công hay không. Đây có thể được coi là sự chín chắn".
Thành công: Huh tiếp quản Cheezburger vào tháng 12/2007. Mạng lưới blog hiện có 25 triệu người ghé thăm và nửa tỉ lượt truy cập mỗi tháng, gây được hơn 32 triệu tiền vốn. Cheezburger có quyền hãnh diện với quy mô đội ngũ 90 nhân viên, trong đó có những nhân vật nổi tiếng trên kênh truyền hình thực tế LOLwork.
Bài học: Nên có một ranh giới rõ ràng giữa sự nghiệp kinh doanh và đời sống riêng tư. Ví dụ thực tế là Huh đã trộn lẫn các loại thẻ tín dụng với nhau và cuối cùng anh phải gánh vác khoản nợ của công ty trên vai. Anh chia sẻ, "một khi đã nhìn thấy những giới hạn, hãy vượt qua giới hạn đó. Hãy coi đó như một hình thức giáo dục mà tiền không thể mua được".
2. Rob Kramer
Doanh nhân: Rob Kramer, đồng sáng lập, CEO của HipSwap, một Santa Monica ở California, một nhà phát triển của thị trường đồng đẳng di động và web về hàng hóa đã qua sử dụng.
Quá trình thành lập công ty: Năm 2008, Kramer lập ra PopRule, một mạng xã hội có nội dung chính trị. Là một người từng trải trong khởi nghiệp và đã có trong tay chút vốn liếng thành công, Kramer cùng với đối tác kinh doanh của mình rót tiền vào đầu tư mạo hiểm, tạo ra sản phẩm và cùng nhau lập nên một ban cố vấn tài năng. Nhưng mọi thứ sau đó xuống dốc thê thảm. Đội ngũ phương tiện truyền thông xã hội đằng sau chiến dịch tranh cử của Obama đã lập lên mạng xã hội dành cho chính họ, và Facebook đang thực sự tỏa sáng trong lĩnh vực chính trị vào thời điểm đó. Các nhà đầu tư bắt đầu hoạnh họe.
Khó khăn ập tới: Trong kì bầu cử tổng thống năm 2008, Kramer cho trì hoãn hoạt động kinh doanh của PopRule. "Ý tưởng này không nhận được nhiều ủng hộ. Thị trường lại tồn tại nhiều phân hóa". Các thương vụ đầu tư bên ngoài của Kramer cũng gặp khó khăn. Tính toán ra thì Kramer và đội ngũ của mình cần có nhiều tiền hơn để đạt được lượng người truy cập mong muốn. "Mọi doanh nhân cần làm quen với nỗi bất an, nhưng với PopRule, tôi không muốn ném tiền vào một kế hoạch đang trên đà thất bại. Mỗi giây mỗi phút trôi qua tôi chỉ muốn chấm dứt tình trạng này nhanh chóng và lặng lẽ nhất có thể".
Kramer lập lại nhóm vào năm 2009, cố hướng PopRule vào vấn đề chính trị, nhưng công việc này chỉ diễn ra trong vài tháng. "Đánh hơi thấy mùi thất bại nên chúng tôi buộc phải chấm dứt việc này. Đó là một quyết định đúng đắn nhưng cũng đau đớn nhất, bởi vì nếu không xảy ra sự việc này, tôi đã có thể khiến các nhà đầu tư quay lại".
Giải pháp: Kramer kí kết hợp đồng lên kế hoạch cho dự án tiếp theo. Câu trả lời đến với họ vào năm 2011, rằng một doanh nghiệp có thể lường trước những vấn đề của thị trường đồng đẳng thứ cấp.
Thành công: HipSwap hiện đã có khoảng 200.000 người đăng kí, thu được 250.000 đô la Mỹ và đang cộng tác với một số nhân vật nổi tiếng và các doanh nghiệp nhỏ để duy trì lượng truy cập, gây được 1,1 triệu đô vốn ban đầu.
Bài học: Sau thất bại, hãy ngồi lại và tính toán. Một doanh nhân khó có thể từ bỏ kinh doanh, nhưng đổ vỡ là điều không thể tránh khỏi. "Anh nảy ra những ý tưởng và ra khỏi giường mang theo ý tưởng đó. Nhưng đôi khi anh phải lùi lại vài bước, cố không nghĩ về nó. Để tâm trí nghỉ ngơi ở một nơi khác cho đến khi anh lại sẵn sàng".
3. Nihal Mehta
Doanh nhân: Nihal Mehta, CEO, đồng sáng lập của LocalResponse, một công ty công nghệ quảng cáo tại New York hoạt động dựa trên những tín hiệu truyền thông xã hội. (Ví dụ như, khi bạn tweet "tôi đói" trên trang xã hội, thì ngay lập tức một banner quảng cáo của Pizza Hut hiện diện trên trình duyệt).
Thành lập: Mehta đã có 13 năm trải nghiệm thăng trầm trong hoạt động khởi nghiệp. Thương vụ đầu tư mạo hiểm của anh bị phá sản năm 1999, và tài sản thì rơi vào tay vào một công ty thị trường di động, cuối cùng lại bị bán lại cho Omnicom Group vào năm 2005. Năm 2007 anh lập ra buzzd, một trang web chỉ đường trên di động ngốn tới 4 triệu tiền vốn.
Khó khăn ập tới: Xảy ra trước khi iPhone mở ra cuộc cách mạng di động. Lượng vốn của Mehta cạn dần vào đầu năm 2010, và 6 tháng sau đó thực sự là quãng thời gian khó khăn. Đội ngũ nhân viên từ 20 người chỉ còn có 6, và Mehta phải bỏ tiền túi ra trả lương cho nhân viên. Người đồng sáng lập rời bỏ công ty. Anh kể lại, "Vụ thuyết phục anh ta ở lại hoàn toàn diễn ra trên điện thoại đúng vào ngày sinh nhật của tôi, 22/4/2010, khi tôi đang lảng vảng quanh công viên trung tâm. Đó là một khoảnh khắc tồi tệ".
Giải pháp: Trong suốt nửa năm, Mehta đã thương thuyết với những nhà đầu tư của buzzd để điều chỉnh cơ cấu vốn cho công ty, rao bán một sản phẩm phản ứng trực tiếp có thể giúp những thương hiệu lớn đạt được lượng truy cập mong muốn. Cuối cùng thì anh cũng thuyết phục được các nhà đầu tư chuyển cổ phiếu ưu đãi của họ thành cổ phiếu thông thường. Ngay sau đó Mehta ra khỏi hội đồng quản trị. Tháng 10/2011, anh hùn được khoảng 7 triệu đô la tiền vốn nhằm cứu vãn công ty mà sau đó được đổi tên thành LocalResponse.
Thành công: Cuối năm 2012, LocalResponse đã có thể tuyển dụng thêm 30 nhân viên và lên dự án thu được 10 triệu đô nhờ vào một loạt chiến dịch cộng tác với những khách hàng như McDonald's, Audi và FedEx.
Bài học: Hãy cố gắng duy trì những gì bạn đang làm lâu nhất có thể. "Tôi đã nghiệm ra điều này qua trải nghiệm gian khó. Tôi đã dời bỏ công ty đầu tiên sau 6 năm làm việc tại đó. Tạo ra sản phẩm không phải là một việc dễ dàng. Nhưng nếu cứ tiếp tục làm việc, bạn sẽ tìm ra giải pháp".
4. Kathryn Minshew
Doanh nhân: Kathryn Minshew, CEO, đồng sáng lập của The Muse tại New York. Đây là một nền tảng phát triển sự nghiệp có nội dung sáng tạo, công việc mang tính tương tác và có lí lịch công ty toàn diện.
Thành lập: Tháng 2/2010, Minshew ra khỏi Clinton Health Access Initiative để điều hành Pretty Young Professionals (PYP), một trang mạng dành cho phụ nữ được lập lên một vài tháng trước đó. Minshew nỗ lực hết mình để phát triển công ty và đảm bảo một chế độ trả lương với tài khoản tiết kiệm cá nhân, làm việc với vai trò là một tổng biên tập và một CEO không được trả lương. Mùa xuân năm 2011, trang web của cô mới chỉ thu hút được 9000 người dùng. Sau đó, một mô hình tái thiết kế đã giúp nâng con số lên thành 20.000 người, và những thành viên khác trong ban sáng lập có nhiều việc để làm hơn.
Khó khăn ập tới: Ban sáng lập bị chia rẽ làm 2 phía khi nổi lên tranh cãi về việc làm thế nào để điều hành công ty một cách tốt nhất. Nguy cơ kiện tụng rất dễ xảy ra. "Công việc chia vốn chủ sở hữu chỉ được ghi lại trong một mảnh giấy vớ vẩn. Chúng tôi đã không nghĩ đến là sẽ phải cần đến luật sư. Tôi mất 3 tuần đấu tranh cho công ty hiện tại".
Giải pháp: Minshew quyết định làm tới cùng. Vào tháng 9/2011 cô phát động dự án The Daily Muse, nay gọi là The Muse. Toàn bộ đội ngũ nhân viên của PYP, cộng với một người đồng sáng lập khác cũng tham gia vào dự án này. Huffington Post và TechCrunch kiểm soát dự án, và ngay sau đó lượng người ghé thăm đã tăng nhiều hơn trong tháng đầu tiên so với những gì PYP có thể làm. "Cộng đồng người sử dụng đã hiểu những gì đã xảy ra với chúng tôi. Họ đã ở bên cạnh chúng tôi và cùng chia sẻ qua mạng xã hội.Làm lại từ đầu là một điều cay đắng, nhưng đó cũng là một món quà mà bạn sẽ nhận được về tinh thần đồng đội".
Tháng 11, cô được nhận vào làm cho chương trình thúc đẩy của công ty Y Combinator uy tín.
Thành công: Cuối năm 2012, trang web đã có gần 2 triệu người truy cập từ hơn 160 nước, tăng 30% lượng truy cập mỗi tháng. The Muse, hiện tại có 8 nhân viên, đang làm việc với các công ty thuộc tập đoàn 60-plus, bao gồm Intel, Sephora, NPR, Pinterest, Twitter và foursquare.
Giải pháp: Trong hợp tác kinh doanh, hãy nghi thức hóa toàn bộ tiến trình trên giấy tờ, thuê một luật sư giúp lường trước những vấn đề mà bạn không bao giờ nghĩ tới. Hãy lựa chọn đối tác một cách khôn ngoan. "Việc tìm một đối tác cùng những đề cao giá trị và quan điểm đạo đức với bạn là một điều quan trọng".
5. Frank Jadhavji
Doanh nhân: Frank Jadhavji, đồng sáng lập và là CEO tạm thời của JustDeals.com, một trang web chuyên môn về điện tử và thiết bị tiêu dùng.
Thành lập: Sau nhiều năm làm việc trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng và máy tính, Jadhavji quyết định mang kinh nghiệm của mình để thành lập công ty riêng. Vào năm 2010 anh lập ra JustDeals ở Chatsworth, California, mua lại và tân trang thiết bị điện tử với giá rẻ, bán qua mạng với giá khuyến mãi. Công ty tự gây vốn này sụp đổ chỉ trong năm đầu tiên. Sau đó Jadhavji quyết định đi bước tiếp theo bằng việc mua một loạt máy quay và những thiết bị điện tử khác trong mùa mua sắm dịp nghỉ lễ, cộng tác với phóng viên tiêu dùng nhằm thúc đẩy buôn bán.
Khó khăn ập tới: 6 giờ sáng, chiếc xe tải màu đỏ vừa mới đến nhà kho thì 2 phút sau, một toán trộm đã thó được lượng hàng trị giá hơn 300.000 đô la. Điều tồi tệ nhất, những chiếc camera này là các món hàng đã được khách hàng đặt sẵn. "Chúng tôi phải nhờ tới ban giám đốc điều hành để bàn luận phương án giải quyết". Richard Chemel, đồng sáng lập và là phó giám đốc hội đồng quản trị chia sẻ, "Đây là một trải nghiệm không hề dễ chịu. Trong thương mại điện tử, danh tiếng phụ thuộc tất cả vào những gì anh bán ra. Chúng tôi đã bị xáo trộn".
Giải pháp: Hãy kiểm soát cơn khủng hoảng có vẻ như cũ rích này. Các thành viên trong công ty cùng hợp sức lại và tìm kiếm giải pháp, hợp tác với các hãng bảo hiểm, liên hệ với khách hàng và giải thích thành thật với họ, cung cấp những chương trình khuyến mại cùng phiếu giảm giá, thương lượng với những nhà bán dạo để tìm ra các sản phẩm tương tự.
Thành công: Khách hàng hài lòng. Kinh doanh thuận lợi. Lượng khách hàng của JustDeal tăng gấp 3 trong năm vừa qua.
Bài học: Đôi khi những sự việc không đâu xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bạn. Jadhavji khuyên bạn hãy thuê một đội quản lý để đưa ra quyết định cần thiết và nhanh chóng.
Nguồn: Entrepreneur