5 chiến lược đặc biệt Jeff Bezos sử dụng để xây dựng đế chế Amazon

Sự thành công của Amazon có một phần không nhỏ nhờ vào sự độc đáo, phong cách dám nói dám làm của CEO Jeff Bezos.
 
Và dưới đây là 5 chiến lược mà Bezos sử dụng để xây dựng nên một đế chế Amazon của ngày nay:
 
1. Như là một “bố già”: Đưa ra một đề nghị mà không ai có thể từ chối
 
Năm 2004, Amazon nhận thấy tìm năng của cuốn sách Melville House. Tuy nhiên, nhà xuất bản của Melville House tỏ ra căng thẳng với Amazon. Bezos đã tiến hành đàm phán với nhà xuất bản này để đạt được thỏa thuận. Đồng sở hữu của nhà xuất bản Dennis Johnson cho biết đàm phán với Bezos giống như một “bữa ăn tối với bố già”.
 
Amazon muốn thanh toán tiền xuất bản của Melville House mà không cho biết số lượng đã được bán trên trang web. Dennis Johnson đã chỉ trích chính sách này của Amazon và chia sẻ mối quan tâm với tạp chí thương mại văn học Publishers Weekly. Một ngày sau khi Publishers Weekly đăng tải bài viết, nút mua cuốn Melville House trên Amazon đã đột nhiên biến mất.
 
Chính vì vậy, Johnson đã nhanh chóng chấp nhận đề nghị của Amazon và phải chi trả một khoản tiền bồi thường cho Amazon về việc phê phán Amazon. Ngay sau đó, cuốn sách đã lập tức được bán lại.
 
2. Không cung cấp thông tin, trừ phi thực sự cần thiết
 
Amazon không chỉ không nói cho nhà xuất bản về bao nhiêu cuốn Melville House đã được bán, tất cả các cuốn sách khác đều được áp dụng một chính sách tương tự. Amazon cũng không cho biết bao nhiều chiếc Kindle đã được bán ra và cũng sẽ không tiết lộ có bao nhiêu nhân viên tại Seattle. Hơn nữa, trừ khi đặt chân vào trụ sở Seattle, không ai có thể biết được bên trong đó được tổ chức hoạt động như thế nào.
 
Bezos không thích cung cấp thông tin mà muốn tạo ra một Amazon với câu chuyện riêng, phong cách riêng một cách đầy thận trọng.
 
3. Làm việc với một đội ngũ nhỏ
 
Benos nổi tiếng với phong cách quản lý “Quy tắc hai chiếc Pizza” được cho là lập dị của mình: Đội ngũ quá lớn không thể ăn được chỉ với hai chiếc pizza. Điều này có nghĩa rằng một nhóm làm việc chỉ được giới hạn từ 5 đến 7 người, để chắc chắn các nhóm của mình có thể kiểm tra ý tưởng của mình mà không có quá nhiều người biết cũng như hạn chế những suy nghĩ “ăn theo”. Những nhóm nhỏ dẫn đến sự đổi mới lớn, giống như chiến lược “Gold Box Deal”, một khuyến mãi đã được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới cho khách hàng giao dịch trong một thời gian giới hạn.
 
4. Hạn chế nói chuyện nhiều
 
Đầu năm 2000, Amazon không chỉ còn là một công ty kinh doanh trực tuyến mà còn tiến sang kinh doanh trực tiếp. Vì vậy, việc thiết lập mối quan hệ là cần thiết hơn rất nhiền. Tuy nhiên, Bezos lại cho rằng: “Không, truyền thông thật là khủng khiếp”.
 
Cũng giống Bezos, không nói quá nhiều như là một nét văn hóa của Amazon. Bezos muốn giới hạn việc giao tiếp giữa các đội nhóm để tìm được những nét riêng biệt và có nhiều ý kiến phê bình hơn, hơn là việc đưa ý kiến ra mà nhận được quá nhiều người đồng ý.
 
5. Khuynh hướng thù địch
 
Những người làm việc tốt tại Amazon thường là những người có xu hướng thích nghi được với môi trường thù địch và nhiều xích mích. Tuy đây không đúng với những trường hợp thông thường, nhưng Bezos đã biết cách đứng vững trước sự “gắn kết xã hội”, tìm được sự đồng thuận một cách thoải mái mà vẫn giữ vững lập trường và tính cách của mình.
 
Đối với Amazon, các cuộc tranh luận, nơi mà bất cứ ai cũng phải cố gắng hết sức để làm sao cho người khác ủng hộ quan điểm của mình đã ăn sâu vào văn hóa của Amazon.
 
Các chiến lược trên có thể không phù hợp với các công ty khác, nhưng đối với Amazon cũng như Jeff Bezos, đây lại là một động lực để đế chế Amazon ngày càng phát triển hơn nữa.
 
 
Thủy Tiên (Doanh nhân thành đạt )
Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928