Tại Nhật Bản, khách hàng luôn được coi là thượng đế và để chiều lòng họ, cung cách phục vụ của nhân viên cửa hàng luôn được đề cao với những yêu cầu và quy chuẩn khắt khe.
Với bất cứ quốc gia nào, dịch vụ khách hàng luôn là điểm quan trọng để đánh giá xem liệu đây có phải một quốc gia thân thiện và hiếu khách không. Thời buổi cạnh tranh khắc nghiệt, ai mà muốn ăn cháo chửi, bún mắng hay sử dụng dịch vụ tại những nơi mà chẳng một ai buồn chào khách khi bước vào cửa nữa.
Tuy nhiên, không phải dễ dàng để có thể chiều lòng tất cả khách hàng được. Dù có là thượng đế đi nữa thì đôi khi cũng không tránh khỏi những đòi hỏi quá đáng và cư xử thô lỗ. Xem chừng chỉ có ở Nhật Bản thì những du khách nước ngoài mới được phen há hốc mồm trước sự lịch thiếp, chu đáo và tận tình mà các cửa hàng, quán ăn mang lại cho khách hàng.
Cúi đầu chào khi khách ra vào
Sau khi bạn mua hàng tại bất kỳ cửa hàng nào ở Nhật Bản, sẽ không khó để bắt gặp cảnh tượng nhân viên thu ngân hoặc bán hàng theo bạn ra tận cửa, cầm món hàng cho bạn một cách tận tình trước khi trao lại cho bạn đầy vui vẻ, niềm nở. Họ cũng không quên kèm theo một lời cảm ơn và cái cúi đầu chào.
Trong khi những dịch vụ kiểu này thường gắn liền với các cửa hàng truyền thống hay thời trang, giờ đây bạn có thể thấy nó trong nhiều ngành công nghiệp bán lẻ của Nhật Bản; từ buôn bán ô tô cho tới khách sạn, nhà hàng và kể cả ở trạm xăng, nơi các nhân viên bán xăng sẽ đưa bạn ra tận cổng, chỉ cho bạn cách đi đứng an toàn và cúi đầu chào cho tới khi bạn khuất tầm mắt họ.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng cũng thấy không thoải mái khi họ cảm thấy áp lực như thể nếu bạn không mua gì đó trước sự quan tâm nhiệt tình của người bán hàng như vậy, đó sẽ là một tội lỗi.
Những câu chào lớn
Thay vì nhìn thẳng vào mắt với nụ cười lớn như một cách chào thông thường, các nhân viên tại Nhật Bản thường chào bạn lớn với những câu nói như “irasshaimase” (chào mừng quý khách) và “arigatou gozaimasu” (xin cảm ơn) khi bạn bước vào cửa hàng.
Và thỉnh thoảng, bạn cũng sẽ giật mình khi đang mua sắm nếu mỗi khi có khách vào trong cửa hàng hay siêu thị, người bán hàng lại bắt đầu lặp lại những câu như vậy. Tuy nhiên, nhiều người không bao giờ cảm thấy mệt mỏi với những câu chào lớn như vậy khi nó tạo nên không khí vui vẻ, sôi động cần có tại một vài địa điểm.
Thực đơn bằng tiếng Anh và dụng cụ ăn kiểu Tây
Để có thể phục vụ các du khách nước ngoài một cách tận tình, bạn không thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể với thực đơn và cố gắng xoay xở với vốn tiếng anh hạn chế của người Nhật. Dù có thể chỉ vào các món ăn trên thực đơn, các nhà hàng vẫn sử dụng thực đơn bằng tiếng Anh để giúp thực khách có thể nhanh chóng gọi món hơn.
Tùy thuộc vào nhà hàng mà bạn dùng bữa, có những nơi bạn sẽ được mang ra cả thìa, dĩa và nhiều dụng cụ ăn phương Tây khác. Tuy đây là một cách làm hữu ích và hiệu quả cho du khách, nhiều người cho rằng nó sẽ làm mất đi phong vị tuyệt vời của ẩm thực châu Á truyền thông.
Những “dân phòng” chỉ đường
Một điểm ngạc nhiên nữa với dịch vụ khách hàng của Nhật Bản là việc bạn có thể nhìn thấy trên đường hoặc các công viên những người điều hướng giao thông mặc đồng phục với bảng hiệu và các thiết bị trên người.
Tại các lễ hội hoặc sự kiện lớn, sự xuất hiện của họ sẽ giúp du khách và người tham gia có thể an tâm để tìm ra đường hoặc phòng khi bị lạc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn sẽ thấy họ đứng bên ngoài siêu thị hay các nhà hàng để giúp người dân, dù việc đậu xe tại đó cũng không có gì khó khăn cả.
Quản lý an toàn
Nhật Bản nổi tiếng với những quy định về sự an toàn và chính quyền các thành phố cũng luôn chú ý tới từng thứ một có thể gây nguy hại cho người dân. Mỗi khi bạn xuất hiện tại các điểm gần khu công trường với các thanh sắt, sẽ có những nhân viên công trường đứng trước đó với microphone trên tay và thông báo cho người dân về việc họ nên đi đứng cẩn thận.
Đây được coi là một trong những việc làm thể hiện sự quan tâm tới từng cá nhân và mọi người xung quanh.
Theo Trí thức trẻ/Kenh14
Contact us and we would love to answer any questions you may have.
Message Submitted!