Từ một người đào tẩu khỏi tổ chức, Tony Hsieh đã trở thành một ông vua trong lĩnh vực thương mại điện tử rồi trở thành nhà qui hoạch thành phố có tầm nhìn. Và trong suốt chặng đường của mình, ông đã tránh đưa ra những phỏng đoán. Hãy cùng xem dòng thời gian dưới đây để biết được những nước đi quan trọng và đôi khi là gây ngạc nhiên đã làm nên vị trí doanh nhân như hiện nay của Hsieh.
Hiện nay Tony Hsieh có thể được coi là thiên tài về thương mại điện tử, nhưng quay trở lại năm 1995, ông chỉ là một sinh viên mới ra trường và không có kế hoạch gì. Khi lần đầu tiên nghe về ý tưởng chợ trực tuyến chuyên bán giày, suýt nữa thì Hsieh đã bỏ qua lời đề nghị đầu tư, cho tới khi ông nghe được về qui mô tiềm năng của thị trường. Ông tiếp tục xây dựng đế chế của mình ngày càng lớn mạnh bằng cách đưa ra những quyết định quản lý vào những lúc phù hợp nhất với việc xây dựng đế chế.
Hãy cùng xem dòng thời gian dưới đây để biết được những nước đi quan trọng và đôi khi là gây ngạc nhiên đã làm nên vị trí doanh nhân như hiện nay của Hsieh.
Tháng 1/1999: Hành động mà không có kế hoạch
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Harvard năm 1995 với tấm bằng cử nhân khoa học máy tính, Hsieh đã nhận một công việc tại hãng Oracle. Ông chỉ làm ở đó 5 tháng trước khi nghỉ việc nhưng chưa biết sẽ làm gì tiếp theo. Nhiều tháng sau đó, ông đã mở mạng quảng cáo trực tuyến LinkExchange với một người bạn thời đại học. Ông đã bán nó cho công ty Microsoft vào tháng 11 năm 1998 với giá 265 triệu đô la. Sau này Hsieh đã nói rằng rời khỏi Oracle mà không có kế hoạch gì là một quyết định chính xác vì cuộc sống nơi công sở có thể giết chết cảm hứng của ông.
Từ tháng 1/1999 — tháng 12/2002: Nói “Có” với ý tưởng đúng đắn
Là một triệu phú tiềm năng 24 tuổi, Hsieh đã mở công ty đầu tư Venture Frogs năm 1999. Ông đã nhận được một thư thoại từ doanh nhân Nick Swinmurn về việc đầu tư vào trang ShoeSite.com. Hsieh đã cảm thấy hoài nghi. “Nhưng ngay trước khi nhấn nút xóa, Nick đã đề cập tới qui mô của thị trường bán lẻ giày có trị giá tới 40 tỷ đô la”. Ông đã gia nhập công ty và tập trung vào các chi tiết chính như cung cấp bít tất miễn phí, chính sách hoàn trả trong vòng 365 ngày, miễn phí chuyển hàng và dịch vụ khách hàng độc đáo, không theo khuôn mẫu.
Từ tháng 1/2003 — tháng 12/2008: Dời địa điểm để phát triển nhanh hơn
Trước sự ngạc nhiên của giới công nghệ, Hsieh đã chuyển địa điểm công ty Zappos từ San Francisco sang Las Vegas vì nơi đây có nhiều tài năng lớn, các nhân viên tổng dài giàu kinh nghiệm. Ông đã đào tạo các nhân viên bán hàng phải nói từ trái tim, tự mình đưa ra các quyết định gửi lời nhắn cá nhân và thậm chí cả hoa tới các khách hàng. Nước đi này đã giúp công ty tăng trưởng gấp 10 lần nhưng Hsieh đã quyết định chú trọng tới văn hóa chứ không phải là doanh thu.
Tháng 1/2009 — tháng 6/2009: Bán đúng lúc
Jeff Bezos đã tiếp cận với Hsieh lần thứ hai về việc mua lại Zappos (lần đầu tiên diễn ra năm 2005.) Mặc dù trang web đã đạt mức doanh số bán hàng 1 tỷ đô la năm 2008, nhưng Zappos vẫn có những vấn đề về dòng tiền và các nhà đầu tư mạo hiểm muốn có một khoản lợi nhuận đầu tư. Hsieh đã chấp nhận thương vụ của Amazon với giá 1,2 tỷ đô la vào tháng 7/2009. “Với Amazon, có vẻ như Zappos vẫn có thể tiếp tục xây dựng nền văn hóa, thương hiệu và doanh nghiệp của mình. Chúng tôi sẽ thoải mái là chính mình hơn”, Hsieh đã chia sẻ như vậy với trang Inc. vào thời điểm đó.
Tháng 1/2010- tháng 9/2014: Nghĩ lớn hơn
Sau khi kiếm được khoảng 400 triệu đô la từ việc mua bán, Hsieh vẫn tiếp tục ở lại Zappos nhưng không ngừng nghĩ lớn. Năm 2010, ông đã tiết lộ các kế hoạch tạo ra một trung tâm công nghệ ở trung tâm thành phố Vegas. Dự án trị giá 350 triệu đô la bao gồm bổ sung cho khu vực này những căn nhà có giá cả hợp lý, có phong cách sáng tạo và nhà ở dành cho các doanh nhân. Zappos cũng chuyển trụ sở về khu City Hall trước đây. Các nhà bình luận cho rằng dự án đang thất bại, nhưng Hsieh đã đáp lại rằng việc này sẽ phải mất chút thời gian.
Phạm Lê Phương
(Dịch từ Inc)
Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.
Message Submitted!