Trautlein cho biết: "Đội ngũ lãnh đạo của mỗi doanh nghiệp là chìa khóa quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp". "Chiếc chìa khóa có thể dẫn tới thành công và sự thay đổi bền vững – Nếu đó là chiếc chìa khóa cho vào đúng ổ ".
Bà cũng cho biết thêm: Các nhân viên ngày nay luôn cần được hướng dẫn, nhưng họ lại hay quá đề cao lợi ích cá nhân hơn là việc họ tham gia để trang bị kiến thức cho mình và làm những việc cần thiết giúp đổi mới cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp nơi họ làm việc.
Bà cũng đưa ra cho các nhà lãnh đạo kinh doanh vài lời khuyên làm thế nào thay đổi cách làm việc để trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn và cải thiện thành công tại doanh nghiệp của họ:
1. Thay đổi bằng cách chấp nhận sự phản kháng trong doanh nghiệp
Sự phản kháng trong một đội nhóm cũng giống như hệ miễn dịch của cơ thể, nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại bên ngoài. Một cơn đau là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó bất thường, tương tự như vậy, người quản lý phải chú ý đến những dấu hiệu của sự phản kháng.
Điều này không nhằm mục đích loại trừ sự phản kháng ấy, mà là cho phép nó được thể hiện ra nhằm tìm hiểu sâu hơn và tôn trọng điều đó. Là một thủ lĩnh giỏi thì cần phải coi sự phản kháng là đồng minh chứ không phải kẻ thù.
2. Thay đổi thái độ làm việc
Thay vì việc bạn luôn cảm thấy như đang cạnh tranh với ai đó, thì bạn hãy hỏi lại chính bản thân rằng những việc làm như vậy có giúp cho mình phát triển và tốt hơn không? Nếu không, cách tốt hơn là thay đổi thái độ của bạn chẳng hạn như bạn có thể làm cùng với các đồng nghiệp để có thêm nhiều ý tưởng và tìm các giải pháp nhằm cùng nhau phát triển.
3. Thay đổi bằng cách đặt mình vào vị trí của người khác
Bạn chỉ có thể hiểu rõ nhất công việc của mình khi bạn là người trực tiếp làm công việc đó. Cũng như vậy, đặt mình vào vị trí của người nhân viên thì mới hiểu và đánh giá được áp lực của họ. Những nhà lãnh đạo hàng đầu nên thích nghi với những nhu cầu khác nhau của mỗi nhân viên.
4. Thay đổi phong cách làm việc
Thay vì việc thiết lập những quy tắc bắt nhân viên phải làm theo mình, những người thủ lĩnh khôn ngoan cần thiết lập những nguyên tắc cư xử sao cho nhân viên muốn làm theo chứ không phải họ bắt buộc phải làm thế.
Chẳng hạn như: bạn muốn nhân viên của bạn đến đúng giờ, thay vì việc bạn yêu cầu họ đến đúng giờ thì bạn hãy để cho nhân viên có quyền lựa chọn họ có nên đến đúng giờ hay không. Người lãnh đạo khéo léo nên đẩy quyền quyết định ấy sang cho nhân viên vì khi họ đưa ra quyết định thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm với quyết định đó.
Đây cũng chính là cách làm khôn ngoan của người lãnh đạo trong doanh nghiệp. Tất nhiên, những câu hỏi được đặt ra cho nhân viên phải dựa trên những nguyên tắc căn bản mà người lãnh đạo muốn nhân viên thực hiện.
5. Thay đổi chiến lược
Thông thường, người hay có thái độ phản kháng lại chính là nhân viên – những người chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc thay đổi, hoặc họ không muốn hay không thể thay đổi… Vậy thì đừng đợi họ.
Những nhà lãnh đạo hiệu quả cần hiểu được người nhân viên đang nghĩ gì bằng cách giải thích cho họ "tại sao" phải làm như vậy, hay làm như vậy thì được "cái gì". Điều đó giúp họ hiểu được tầm nhìn và sứ mệnh của mỗi mục tiêu.
Các nhà lãnh đạo cần vẽ ra một bức tranh rõ ràng, càng chi tiết càng tốt cho mục tiêu của nhân viên trong doanh nghiệp và giúp họ hoàn thành tốt mục tiêu đó.
Nguồn: BVPL