6 lời khuyên quý như vàng từ CEO Microsoft – Satya Nadella

Satya Nadella là Giám đốc điều hành (CEO) của Microsoft từ năm 2014. Ông là CEO của đế chế không lồ này và là người kế nhiệm Steve Ballmer.

Ông đã làm gia tăng giá trị cổ phiếu của Microsoft lên 27%/năm trong thời gian đương chức. Đặc biệt, ông đã thực hiện một số thương vụ mua lại quan trọng, có thể kể đến như LinkedIn, Mojang và GitHub.

Satya Nadella đã thúc đẩy Microsoft trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Ông đã chia sẻ rất nhiều lời khuyên sâu sắc và thông thái.

 

1. “Luôn giữ lửa đam mê và táo bạo. Luôn không ngừng học hỏi. Bạn sẽ trở nên vô ích nếu bạn không học hỏi.”

Học tập là một quá trình liên tục và kiến thức là bất tận. Có thể đó là một kỹ năng mới, một ngôn ngữ mới hoặc một chủ đề mới. Luôn ở trong trạng thái học hỏi sẽ khiến bạn có một cuộc sống viên mãn. Một khi việc học tập dừng lại, cá nhân không có sự phát triển sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ.

2. “Hãy làm mới bản thân mỗi ngày. Đôi khi bạn thành công, đôi khi bạn không được như ý, nhưng đó là điểm trung bình của cuộc sống. ”

Mỗi ngày là một cơ hội để làm điều gì đó mới. Bạn có thành công hay không không quan trọng, nhưng mỗi thử nghiệm mới đều đóng góp vào cuộc sống của bạn. Điều này mang lại cơ hội để học hỏi từ những sai lầm và nâng mức trung bình của cuộc sống lên.

3. “Nếu bạn không liều lĩnh nhảy vào lĩnh vực mới, bạn sẽ không thể tồn tại.”

Thế giới luôn trong trạng thái thay đổi trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, nơi công nghệ đang phát triển với tốc độ ‘chóng mặt’. Để dẫn trước đối thủ trong cuộc chiến, điều quan trọng là phải thường xuyên thích ứng với những cái mới.

Trong nỗ lực cạnh tranh với những “‘kẻ mạnh”’ khác về dịch vụ điện toán đám mây như Amazon và Salesforce, Microsoft đã phát hành hệ thống bảo mật Enterprise Mobility (EMS), cho phép các tập đoàn và tổ chức theo dõi và bảo vệ thiết bị di động của họ. Sản phẩm này đã tăng tổng doanh thu của Microsoft lên 67% và nhận ‘cơn mưa’ lời khen ngay cả từ những nhà phê bình khó tính nhất, qua đó chứng minh khả năng đổi mới và tồn tại của tập đoàn trước mọi khó khăn.

4. “Thành công có thể khiến mọi người không giữ được những thói quen làm nên thành quả ban đầu của họ.”

Mặc dù thành công là một kết quả tuyệt vời, nhưng điều quan trọng là đừng để nó ảnh hưởng đến lý trí của bạn. Thành công nên mở đường cho việc thiết lập một mục tiêu mới và hướng tới việc đạt được những thành quả kế tiếp.

5. “Tôn trọng là sự đổi mới”

Ngành công nghiệp phần mềm và điện toán đám mây liên tục phát triển với tốc độ nhanh chóng. Những đổi mới diễn ra liên tục làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt. Toàn bộ ngành công nghiệp phát triển mạnh nhờ sự cải tiến. Vì thế, Satya Nadella đặt mục tiêu làm điều tương tự trong thời gian đảm nhiệm vị trí CEO của Microsoft. Một số thay đổi mà ông tiến hành bao gồm bộ điều khiển thích ứng Xbox được thiết kế để hỗ trợ thêm cho những người có khả năng khác nhau, tai nghe kiêm kính thực tế ảo HoloLens và dòng máy tính xách tay surface.

6. “Tỷ lệ ‘tử vong’ của các công ty ít hơn con người.”

Các công ty được tạo nên bởi những khách hàng sử dụng sản phẩm của họ. Nhiều tập đoàn lớn đã đóng cửa do không có nguồn cầu từ khách hàng của họ, như Blockbuster hay Thomas Cook. Điều quan trọng là phải khiêm tốn và không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng.

Microsoft đã phát hành hệ điều hành (OS) Windows 8 như một biện pháp để thúc đẩy mọi người sử dụng máy tính bảng thay vì máy tính để bàn. Chính điều này lại thúc đẩy các bản cập nhật không cần thiết. Nó không phù hợp với mọi khách hàng và họ tránh sử dụng hệ điều hành này trong các thiết bị công nghệ. Microsoft đã xem xét phản hồi và sau đó tung ra Windows 10, phiên bản này ổn định hơn và tương thích với máy tính để bàn.

Dương Thảo An (Startup Stories)

Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928