7 câu hỏi giúp bạn phát triển tầm nhìn lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có tầm nhìn. Tầm nhìn sẽ là nguồn động lực thúc đẩy, truyền cảm hứng và khuyến khích mọi người cùng tiến lên để đạt được.

Người ta có thể dùng tầm nhìn để đánh giá và nhìn nhận xem một người có phù hợp hay xứng đáng với vị trí lãnh đạo của một tổ chức hay không.

 

Hãy thử xem 7 câu hỏi sau để phát triển tầm nhìn lãnh đạo của riêng bạn.

1. Ai là người có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn, ai đã có tác động tích cực (hoặc trong một số trường hợp, có thể là tiêu cực) đến bạn, và bạn đã học được gì từ những người này về kỹ năng lãnh đạo?

Khi được hỏi về những người có ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống bạn, những nhà lãnh đạo ít khi nhắc đến những ông chủ hay những nhà lãnh đạo của tổ chức khác. Thông thường họ sẽ nhắc đến cha mẹ, ông bà, bạn bè, huấn luyện viên hoặc giáo viên của họ.

Còn bạn? Bạn học được gì về bài học lãnh đạo từ những người này? Đâu là cách những ảnh hưởng đó giúp tầm nhìn lãnh đạo của bạn phát triển?

2. Hãy suy nghĩ về mục đích cuộc sống của bạn. Tại sao bạn ở đây, và bạn muốn đạt được điều gì?

Nietzsche nói đúng: ” Người nào có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh”. Người lãnh đạo cần có một bức tranh rõ ràng tại sao họ đang làm những việc học đang làm. Làm sao bạn có thể quyết định phân bổ thời gian, tài năng và nguồn lực của bạn nếu bạn không hiểu rõ mình đang làm gì.

3. Đâu là giá trị cốt lõi của bạn, điều sẽ định hướng hành vi của bạn trong hành trình sống cuộc sống “có mục đích”?

Hầu hết các nhà lãnh đạo đều bị ảnh hưởng bởi hội chứng tôi gọi là “Hội chứng Giá trị cốt lõi”. Hội chứng giá trị cốt lõi là sự thiếu nhận thức nghiêm trọng về các giá trị cốt lõi điều sẽ dẫn tới cuộc sống thiếu nhất quán và không thỏa đáng. Nếu không loại bỏ được hội chứng này, kết quả có thể khiến bạn có một cuộc sống đầy hối tiếc. Điều quan trọng trong cuộc đời bạn là quyết định điều gì quan trọng nhất đối với bạn.

Sự thật là mỗi người sẽ có những cách đánh giá khác nhau về cái gọi là điều quan trọng nhất. Một số người coi trọng sự giàu có, quyền lực trong khi những người khác lại coi trọng sự an toàn và sự sống còn. Hãy bắt đầu với một bản danh sách dài và sau đó thu hẹp chúng lại. Tốt nhất là bạn nên tập trung vào 3-4 giá trị cốt lõi đồng thời sắp xếp chúng theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn.

4. Với những gì bạn đã học được từ những người có ảnh hưởng trong quá khứ, các sự kiện trong cuộc sống, mục đích và giá trị cốt lõi của bạn, quan điểm lãnh đạo của bạn là gì – niềm tin của bạn về việc dẫn dắt và tiếp động lực cho người khác?

Niềm tin chính là bản chất của tầm nhìn lãnh đạo. Chúng sẽ tự nhiên đến với bạn từ những người có ảnh hưởng đến bạn, từ mục đích và các giá trị của bạn.

5. Những nhân viên có thể mong đợi gì ở bạn?

Lãnh đạo không phải là điều bạn bắt mọi người làm mà là điều bạn làm cùng mọi người. Để mọi người biết được họ có thể mong đợi điều gì từ bạn, nhấn mạnh ý tưởng lãnh đạo là một quá trình hợp tác giữa người lãnh đạo và nhân viên. Nó cho nhân viên hình dung được người lãnh đạo của họ sẽ có hành vi như thế nào.

6. Bạn mong muốn gì từ nhân viên của mình?

Bởi vì dẫn đầu là một quá trình hợp tác, việc mong đợi ở nhân viên là hoàn toàn hợp lý-trên thực tế, nó là bắt buộc-rằng bạn cho mọi người biết những gì bạn mong đợi từ họ. Điều đó cho mọi người bức tranh toàn cảnh về cách họ nên cư xử và hành động dưới sự lãnh đạo của bạn..

7. Đâu là cách bạn đưa ra ví dụ cho nhân viên của mình?

Quan điểm lãnh đạo của bạn nên cho người khác biết đâu là ví dụ mà bạn đang muốn nói đến về các giá trị và hành vi bạn khuyến khích. Như mọi ông bố bà mẹ đều biết rằng, con cái của họ học từ hành vi của họ chứ không phải từ lời mà họ nói. Cũng như vậy, các nhà lãnh đạo luôn luôn phải có hành động nhất quán với lời nói.

Diệu Bảo (Trí thức trẻ)

Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928