CEO không phải một phần thưởng danh vọng. Đó là thử thách cam go và trách nhiệm nặng nề của người nắm giữ vị trí này. Bí quyết để bạn trở thành CEO thực sự, được công nhận tài năng và phát huy sức mạnh của mình.
1. Sản phẩm mới chính là thương hiệu của bạn
Bí quyết cho một chiến lược tiếp thị tuyệt vời là tạo ra được sản phẩm “độc tôn” mà ai ai cũng cần ở một mức giá không-thể-hợp-lý hơn. Dù bạn quảng bá hình ảnh bản thân và triển vọng doanh nghiệp nhiều đến đâu nhưng không có sản phẩm tốt khiến khách hàng muốn mua, doanh nghiệp của bạn sẽ mờ nhạt và bị lãng quên.
2. Nếu bạn không bán tầm nhìn, không ai có thể mua nó
Ai cũng biết tầm nhìn chiến lược rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là bạn phải bán được tầm nhìn đó cho khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư và nhân viên của bạn. Nếu ngay cả họ cũng không đồng cảm được với những kế hoạch, ước mơ của bạn, bạn sẽ không thể đưa doanh nghiệp của mình đi xa được. Bạn cần tư duy về điều này nhiều đến mức ngay cả trong mơ bạn cũng thấy mình đang thuyết trình về những sản phẩm của bạn.
3. Luôn phải còn tiền trong ngân hàng
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ vấp phải thất bại đầu tiên là khi không còn vốn trong ngân hàng. Nếu bạn chưa từng bán được ý tưởng của bạn cho bất cứ nhà đầu tư nào, có lẽ bạn chưa thực sự phù hợp để trở thành startup. Bởi thương trường sẽ có nhiều điều bất ngờ so với bản kế hoạch trên giấy.
4. “Một nghề cho chín”
Mọi người đều biết rằng mình cần phải “khác biệt”, nhưng có rất ít người hiểu được ý nghĩa thực sự của điều đó. “Khác biệt” ở đây có nghĩa là bạn cung cấp một giác trị nào đó cho khách hàng và chỉ công ty của bạn làm điều đó tốt nhất. Một khi đã hiểu được điều này, hãy tập trung tạo ra sự khác biệt này.
5. Kinh doanh dựa trên con người
Kinh doanh không phải là xây dựng thương hiệu cá nhân, mạng lưới hay Twitter của doanh nghiệp. Cũng không phải là miệt mài viết blog hay quá tâm huyết cho các bài đăng trên LinkedIn hoặc Facebook. Kinh doanh là tập trung vào con người – là tạo dựng các mối quan hệ. Nếu muốn kinh doanh trong thế giới thực, phải kết nối và xây dựng mối quan hệ với khách hàng thực và trong thế giới thực.
6. Biết mình đang làm gì
Chỉ có đam mê thôi chưa đủ, bởi nếu nếu không xác định được mục tiêu đang hướng tới bạn sẽ thất bại. Bạn cần đưa ra những quyết định sáng suốt – một thứ kinh nghiệm có được từ cả trí thông minh lẫn những lần vấp ngã của bạn. Và đừng bao giờ tự mãn rằng bạn đã đủ thông minh để học hỏi và nhận sai lầm.
7. Tuyển dụng, khuyến khích và trọng dụng người tài
Đây là một trong những khía cạnh khó khăn nhất của việc điều hành. Có rất nhiều CEO đã không thành công trong tuyển dụng và khuyến khích nhân tài. Vấn đề đó là một mối nguy hiểm chung đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng như các doanh nghiệp vẫn còn non trẻ.
Đừng vội vàng chìm đắm trong danh vọng CEO mà hãy nỗ lực để trở thành một giám đốc điều hành ý nghĩa, lèo lái doanh nghiệp vượt qua khó khăn thử thách. Trên chặng đường khởi nghiệp gian nan, nếu vấp phải thất bại, bạn cũng đừng từ bỏ giấc mơ của mình. Thay vào đó hãy tin rằng, bạn vừa trải qua một cơ hội quý giá để trở nên khác biệt và trường thành hơn.
Ngọc Thúy (DNSG)
Contact us and we would love to to answer any questions you may have.
Message Submitted!