8 lời khuyên cho các nhà đầu tư thiên thần

Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ ở Romania đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, các nhà đầu tư tại quốc gia này tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. The Recursive đã có một cuộc phỏng vấn với ba doanh nhân để lắng nghe suy nghĩ của họ đằng sau các quyết định đầu tư…

 Ba doanh nhân Romania chia sẻ bí quyết trước khi đầu tư, ảnh: The Recursive

Ba doanh nhân Romania chia sẻ bí quyết trước khi đầu tư, ảnh: The Recursive

“Một số người có được thành công vì họ may mắn. Nhưng bạn cũng có thể thành công mà không cần đến may mắn nếu làm những điều đúng đắn” – Mihai Guran, một doanh nhân đồng thời là một nhà đầu tư thiên thần.

Ba doanh nhân tham gia buổi nói chuyện với trang thông tin The Recursive bao gồm Catalin Rusu, đối tác quản lý tại công ty chiến lược thương hiệu Rusu + Bortun, Mihai Guran là một doanh nhân và nhà đầu tư đồng thời là đối tác quản lý công ty tư vấn địa phương Atnovate và Dragos Nicolescu, người sáng lập công ty tư vấn dựa trên khoa học và tâm lý học Visionary Business.

“Theo cách này hay cách khác, tất cả chúng ta đều là những nhà đầu tư, chúng ta đều đắn đo nên mua nhà hay mua xe. Chúng ta đều đang xem xét một cuộc suy thoái có thể xảy ra vào năm 2024. Chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận về cách chúng ta đầu tư để thu được lợi nhuận và không bị thua lỗ”, Dragos Nicolescu khuyến khích tất cả mọi người.

#1 ĐẦU TƯ KIẾN THỨC 

Trước khi bắt đầu đầu tư, điều quan trọng là phải tìm ra những gì phù hợp nhất với bản thân. Bạn nên tìm hiểu mình muốn đầu tư một mình thông qua công ty tư nhân hay tham gia cộng đồng các nhà đầu tư hoặc sử dụng nền tảng huy động vốn cộng đồng.

“Tôi nghĩ đầu tư cũng giống như điều hành một doanh nghiệp, vì vậy cần biết tìm kiếm những nhân tài để cùng xây dựng công ty thành công. Nhưng dù sao bạn cũng phải chấp nhận học một cái gì đó mới, sau đó bạn sẽ tìm ra giải pháp”, Dragos Nicolescu chia sẻ.

#2 TRAU DỒI KINH NGHIỆM 

Caitlin Russo bắt đầu hành trình kinh doanh sau một thập kỷ trau dồi kỹ năng tại một công ty quảng cáo với tư cách là người viết quảng cáo và giám đốc sáng tạo. Một thập kỷ sau, “Ngoài nhu cầu về sự đa dạng, tôi muốn đứng cùng bàn với những người sáng lập, vì vậy tôi đã chuyển sang câu lạc bộ CEO”.

Trải nghiệm trở thành người đồng sáng lập mà không phải giám đốc điều hành đã giúp ông mở rộng tầm mắt. Vì vậy, Caitlin quyết định theo đuổi các cơ hội đầu tư khác trong các lĩnh vực như rạp hát hoặc quảng cáo. Ông cũng là nhà đầu tư của công ty khởi nghiệp edtech TPS Engage, hiện nay là Blindspot.and Tokinomo.

Mihai chia sẻ rằng “Tôi chỉ đầu tư vào các công ty công nghệ mà tôi hiểu, có thể cung cấp giá trị cho những người khác hoặc các công ty năng động và kiểm soát tốt các chi phí”.

#3 TÌM HIỂU VỀ NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP TRƯỚC KHI ĐỨNG CÙNG THUYỀN VỚI HỌ 

Một nhà đầu tư buộc phải trải qua quá trình thẩm định và xem xét lý lịch của người đồng sáng lập để xem liệu họ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này hay không, cách họ làm việc và thái độ của họ.

Caitlin nói: “Điều khiến tôi đầu tư là con người, phẩm chất của các nhà lãnh đạo và cốt lõi của doanh nghiệp”. Ông muốn ngay cả khi ông không cần phải lãnh đạo, những người đồng sáng lập của ông cũng là những người có kỷ luật, đam mê kinh doanh và quan tâm đến tài chính.

“Tôi muốn ít nhất một trong những người sáng lập có chuyên môn sâu trong lĩnh vực đó. Sau đó, tôi sẽ kiểm tra động lực của đội. Nó giống như một cuộc hôn nhân. Phải hiểu rõ lợi ích của đôi bên thì mối quan hệ mới thành công được”. Ông khẳng định các bên phải tôn trọng lẫn nhau đồng thời nhận thức được những điểm yếu của đối phương để khắc phục và xây dựng điểm mạnh của nhau. Mihai Guran cũng đồng ý với quan điểm này.

#4 THAM GIA CỘNG ĐỒNG NHỮNG NGƯỜI KINH DOANH 

Cả ba doanh nhân đều tham gia các cộng đồng  kinh doanh thiên thần như Tech Angels.grosinu, TAN hoặc SeedBlink (một nền tảng đầu tư mạo hiểm dành riêng cho công nghệ). Tại đây, họ được tiếp cận với các công ty khởi nghiệp công nghệ trong nước và quốc tế cùng với các doanh nhân có cùng mối quan tâm về đầu tư.

Caitlin chia sẻ rằng “Điều tuyệt vời ở một cộng đồng nhà đầu tư là các cơ hội đến từ vòng tròn niềm tin”, Mihai nói. Là những nhà đầu tư thiên thần, chúng tôi liên hệ với nhau khi biết một dự án hoặc công ty nào đó có tiềm năng. Đôi khi chúng tôi cũng đầu tư hợp tác với các VC”.

#5 XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

Bất kể bạn muốn phát triển nhanh chóng hay tiến hành công việc kinh doanh với tốc độ ổn định cho các công ty khởi nghiệp và các thị trường khác nhau, thì chuẩn bị luận điểm đầu tư luôn là điều cần thiết. Bạn cần trang bị đủ kiến thức hoặc nói chuyện với một vài doanh nhân đã có kinh nghiệm ở những vị trí tương tự.

“Là một nhà đầu tư hiếm hoi, tôi muốn đầu tư một số tiền lớn vì tôi thích rủi ro để gặt hái nhiều lợi nhuận. Vì doanh nghiệp của tôi chỉ có thể mở rộng toàn cầu nên tôi đang tìm kiếm các dự án có tầm nhìn quốc tế”, Caitlin giải thích chiến lược của mình.

#6 ĐẦU TƯ VÀO CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ MỞ RỘNG 

Trong khi một số nhà đầu tư thích các công ty toàn cầu, thì nhiều doanh nhân khác lại ưu tiên các doanh nghiệp địa phương, đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ có thể dễ dàng mở rộng ra quốc tế.

Mihai chia sẻ một quan điểm thú vị về việc mở rộng quy mô đa quốc gia và tại nhiều nền văn hóa khác nhau. “Những người Romania như chúng tôi mặc dù có điểm tương đồng với các nước láng giềng nhưng ở các thị trường như Bulgaria, Serbia và Hungary, chúng tôi thường bị lỗ và phải bán nhanh.”

“Tôi nghĩ thành công của một công ty khởi nghiệp công nghệ là bán được cho phương Tây và tuyển dụng từ phương Đông. Đó sẽ là sản phẩm tốt nhất, chi phí thấp hơn và doanh số bán hàng tốt hơn gấp 5 lần. Chúng tôi muốn tìm kiếm những công ty như vậy để tạo ra một công ty Romania với khát vọng toàn cầu”, Dragos nói.

#7 ĐÓNG GÓP NHIỀU HƠN TÀI TRỢ

“Trong một số công ty khởi nghiệp, tôi sẵn sàng đóng góp sức mình vào công việc chung. Các doanh nhân đến vì doanh số bán hàng, nhưng chúng tôi thường xem xét toàn bộ bối cảnh kinh doanh về chiến lược và mục tiêu của họ để cùng liên kết phát triển”. Mihai chia sẻ trong cuộc trò chuyện.

Bên cạnh đó, ông cũng chia sẻ rằng đối với các công ty khởi nghiệp đang muốn mở rộng quy mô ra quốc tế, ông khuyên các nhà sáng lập nên có các đối tác địa phương tại quốc gia mà họ muốn gia nhập để tạo điều kiện phát triển.

“Nếu tôi tìm thấy một công ty mà tôi yêu thích, tôi sẽ làm việc với họ. Tôi có thể giúp đỡ bất cứ điều gì họ cần và tôi sẽ ủng hộ họ”, Dragos Nicolescu chia sẻ.

#8 HÃY LÙI KHI CẦN

Một trong những lời khuyên trong sổ tay mẹo đầu tư thiên thần: Khi cần, bạn có thể lùi lại một bước.

“Tôi cũng quan tâm đến ý tưởng số hóa lĩnh vực bất động sản. Tôi đã tiến gần đến việc đầu tư nhưng sau đó tôi cảm thấy mức độ số hóa và mở rộng kinh doanh còn rất phức tạp, quá  nhiều rủi ro khi thực hiện thực tế ”, Caitlin đưa ra ví dụ về việc lùi lại một bước trong đầu tư.

“Tôi sẽ không bao giờ khuyên ai đó đầu tư quá nhiều tiền tiết kiệm vào một công ty khởi nghiệp vì thị trường luôn thay đổi giống như một điệu Tango”, Mihai nói.

“Trong thời gian xảy ra đại dịch, tôi đã không đầu tư. Và tôi cũng không còn tích cực đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ nữa. Tôi nghĩ đây là thời điểm tốt để tôi tập trung vào thị trường chứng khoán Mỹ”, Dragos chia sẻ.

Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928