Thiền xuất phát từ thiền định của nhà Phật. Người tập thiền sẽ ngồi tư thế hoa sen, một dạng ngồi dưới đất và bắt chéo hai chân trong khi kiểm soát hơi thở, suy nghĩ, cảm xúc và những đặc điểm hành vi của mình.
Từ thập niên 1960, những Thiền sư Ấn Độ và Tây Tạng sang phương Tây để dạy thiền. Và họ đã rất thành công. Có thể kể đến là Dalai Lama và Thích Nhất Hạnh. Những bài học của họ đã giúp cho người Phương Tây có những thay đổi tích cực trong cuộc sống.
Trong 40 năm trở lại đây, có hơn 2.500 nghiên cứu về thiền từ hơn 200 trường đại học trên thế giới. Đại học Harvard (Mỹ) còn có hẳn một trung tâm “Body & Mind” (Thân & Tâm). Họ nghiên cứu về tác dụng của thiền lên cơ thể. Kết quả của các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền có tác dụng tích cực lên não. Các hoạt động của não tăng lên và phần não có liên quan đến chức năng học hỏi và trí nhớ thì tăng lên rõ rệt trong quá trình thiền. Ngoài ra, người tập thiền cũng cho thấy khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Điều này càng chứng minh lợi ích giảm stress và tăng kỹ năng giao tiếp của thiền.
Cách đây 30 năm, Giáo sư sinh học phân tử Jon Kabath-Zin của Đại học MIT đã tách những yếu tố tôn giáo ra khỏi kỹ thuật “Mindfulness” (tạm dịch: Chánh niệm) của thiền và phát triển thành một phương pháp có tên gọi Mindfulness Based Stress Reduction (tạm dịch: Giảm stress dựa trên kỹ thuật tập trung tư tưởng). Hiện nay, phương pháp này được một số nhà tâm lý học sử dụng để chữa trị bệnh trầm cảm. Sau này các công ty như Google cũng đã áp dụng cho nhân viên của mình. Google hài hước gọi tên chương trình này theo đúng tính chất của Công ty: “Search inside yourself” (Tạm dịch: “Hướng vào bản thân và tìm”). Ngay cả những công ty như McKinsey & Co., Proctor & Gamble và Deutsche Bank cũng thiết kế không gian thư giãn và có người hướng dẫn thiền thường xuyên cho nhân viên. Những chính trị gia nổi tiếng như Tổng thống Brazil Rousseff Dima cũng công khai về việc bà thiền tập như thế nào. Mặc dù thiền đối với nhiều người lao động vẫn được xem là cách tập thể dục nhẹ nhưng đối với một bộ phận được giáo dục cao ở phương Tây, thiền chính là cánh cửa giúp họ khám phá bản thân, làm tăng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Khi lợi ích của thiền đã được khoa học chứng minh, những người phương Tây lý trí cũng không quan tâm nhiều đến nguồn gốc Phật giáo của thiền nữa. Họ xem những giáo lý của Phật như một triết lý và phổ biến chúng một cách rộng rãi. Đối với người phương Tây, Đức Phật là một người bình thường như bạn và tôi. Ngài đã khám phá được lợi ích tối cao của thiền học và từ đó truyền bá tư tưởng của Ngài đến với mọi người. Chính Đức Phật đã nói rằng: “Đừng tin những gì ta nói, hãy tự khám phá và trải nghiệm nó.” Người phương Tây đã làm theo như thế.
Có vẻ như Phật chưa bao giờ có ý định trở thành một tôn giáo. Chỉ sau khi Ngài qua đời, những người theo Phật mới tạo ra tôn giáo Phật và truyền từ Ấn Độ sang châu Á, từ Nepal, đến Nhật, Mông Cổ và Thái Lan. Ở những quốc gia này Phật giáo được hòa trộn với những tôn giáo bản địa và theo thời gian, khía cạnh tôn giáo trở nên quan trọng hơn cốt lõi triết lý của Phật. Các nghi lễ, kinh sách và cấp bậc theo tôn giáo trở thành chuẩn mực. Sau này tôn giáo còn mang tính chính trị khi Đức Dalai Lama của Tây Tạng trở thành cố vấn cho các vị vua. Vị hoàng đế vĩ đại Ashoka (Hán âm dịch: A-Dục-Vương) đã cải đạo Phật và sử dụng giáo lý của đạo Phật để cai quản thần dân và bành trướng vương quốc của mình. Ngày nay, đạo Phật đã trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc những triết lý của Đức Phật trở thành giáo lý của một tôn giáo.
Giống như phương Tây, ở châu Á cũng có phong trào chạy theo vật chất. Các nền kinh tế đang trên đà phát triển, tiêu chuẩn sống nhìn chung tăng nhanh và số người trở thành triệu phú quá nhiều. Người ta đi tìm hạnh phúc qua những giá trị vật chất và tất cả những gì nằm ngoài bản thân mình: danh vọng, tiền tài, công việc, xe hơi, đồ chơi công nghệ, hay nhà cửa… Và cũng như phương Tây, người ta đã dần nhận ra rằng nếu trông chờ vào những điều này thì không bao giờ tìm được hạnh phúc bền vững. Công việc mang lại căng thẳng, xe hơi bị hư, mất còn những mối quan hệ với người khác cũng chấm dứt. Những người châu Á hiện đại có tất cả và lại một lần nữa, cũng như người phương Tây, càng tìm kiếm nhiều hơn. Tuy nhiên, người phương Tây đã tìm thấy một cách mới để cải thiện cuộc sống nhờ vào các phong trào thiền học trong khi ở châu Á lại chưa thay đổi được. Đối với thế hệ trẻ ở châu Á, việc thực hành thiền trở nên xa lạ. Chính điều này đã ngăn cản họ đến với thiền và không nhận được những tác dụng lớn lao làm thay đổi cuộc sống từ đó.
Nghịch lý cho thấy: Giải pháp cho vấn đề hiện nay lại đến từ phương Tây. Ở một số quốc gia châu Á đã bắt đầu xuất hiện thầy dạy thiền phương Tây. Trong con mắt người châu Á hiện đại, những vị thiền sư này không rao giảng những tôn chỉ của tôn giáo. Họ là những người hiểu biết và họ giải thích sự am hiểu của mình bằng những nghiên cứu khoa học và tư duy logic. Họ có thể truyền đạt đến người nghe là vì họ không cố gắng truyền đạo cho ai cả. Thay vì đó, họ chỉ mang đến cho người học những lợi ích thực sự từ việc tập thiền.
Có vẻ như sau 40 năm kể từ khi thiền được truyền sang phương Tây, giờ đây nó đã tìm về châu Á, sau khi đã qua bộ lọc từ tôn giáo sang văn hóa, để chỉ còn là một triết lý thuần khiết. Vậy nên, người châu Á hiện đại đang gặt hái những hoa trái thơm ngọt từ những ích lợi của thiền mà không nhuốm màu tôn giáo.
Và giờ đây, ở giữa lòng TP.HCM đã có một người Hà Lan tích cực trong việc truyền dạy thiền cho chính người Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay, Robert Bridgeman đã hướng việc giảng dạy của mình đến đối tượng doanh nhân. Cùng với một nhóm những doanh nhân Việt Nam có cùng suy nghĩ, ông đã tổ chức những khóa workshop và seminar dành cho các tổ chức và đội ngũ lãnh đạo.
Robert chia sẻ: “Tất cả bắt đầu từ một nhóm rất nhỏ cách đây 2 năm khi chúng tôi mới đến TP.HCM. Tôi có cảm giác như đây chính là điều mọi người đang cần đến ở thời điểm này. Cách chúng tôi biết đặt mình trong môi trường này giúp chúng tôi đến gần hơn với cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Những vị giám đốc điều hành và quản lý thường muốn nghe các chứng cứ khoa học và giải thích logic hơn là những lý giải mơ hồ về tôn giáo. Vì có nguồn gốc văn hóa Việt nên họ hiểu sâu hơn các khía cạnh của thiền và nhờ vậy cũng tiến bộ nhanh hơn và đạt hiệu quả tốt hơn. Bản thân Robert cũng đã từng là một Giám đốc Điều hành của một công ty xây dựng Hà Lan khi khám phá ra thiền.
“Tôi bị kẹt cứng giữa công việc và bản thân. Tôi không hề hạnh phúc và tôi có tất cả những thứ mà trái tim ao ước nhưng lại cứ có cảm giác tôi đang sống một cuộc đời nào khác. Rằng có điều gì đó không ổn ở đây! Tôi quyết định thay đổi và chỉ làm những gì thực sự tạo cảm hứng cho tôi một cách sâu sắc. Những năm gần đây tôi đã đi du lịch khắp thế giới. Tôi đã tìm học những thiền sư ở nhiều tu viện và đền ở Nepal, Ấn Độ, Thái Lan và tất nhiên là Việt Nam. Cách đây 2 năm, vị thiền sư đầu tiên của tôi bảo rằng tôi đã sẵn sàng để hướng dẫn cho người khác và tôi đã đón nhận món quà này bằng cả hai tay.” Robert cho biết. Hiện ông sống tại Hà Lan nhưng vẫn thường xuyên bay về Việt Nam để thực hiện những khóa seminar. “Chúng tôi bắt đầu với các CEO, nhưng sau đó chúng tôi nhận ra rằng thiền cũng có tác dụng với mọi nhân viên dưới cấp quản lý. Các CEO hiểu rằng việc tập thiền mang lại nhiều lợi ích cho nhân viên như: giảm chi phí do tỉ lệ nghỉ việc thấp đi, tăng hiệu suất làm việc và mức độ hài lòng của nhân viên.
Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.
Message Submitted!