5 bài học cho doanh nhân từ Ben Franklin

 

Sau khi xem kỹ những thành tựu của Benjamin Franklin, người ta chỉ có thể rút ra một kết luận: Người đàn ông Mỹ của thời kỳ Phục Hưng có thể không có đến một ngày ngồi không trong suốt cuộc đời. Trong suốt 84 năm cuộc đời, ông đã nổi bật với nhiều vai trò khác nhau: một tác giả, thợ in, chính trị gia, giám đốc sở bưu điện, nhà thơ trào phúng , nhà đầu tư, nhạc sỹ và nhà ngoại giao.
 
Có nhiều điều chúng ta có thể học từ thói quen làm việc và quan điểm của Benjamin Franklin về cuộc sống để tăng hiệu suất làm việc của chính chúng ta.
 
Dưới đây là năm cách đã giúp Franklin vượt qua ám ảnh về sự lười nhác và những ngày bị lãng phí:
 
1. Lập ra một nhóm và chia sẻ kiến thức
 
Khi Franklin 21 tuổi, ông vẫn còn là một thợ in sống chật vật tại Philadelphia. Để tăng sự kết nối và học hỏi nhiều hơn về ngành của mình, ông đã sáng lập nên nhóm Junto gồm những doanh nhân muốn nâng cao nghề nghiệp và cộng đồng. Nhóm có niềm đam mê với sách nhưng sách lại khá đắt. Franklin đã giúp mở một thư viện để các thành viên của nhóm Junto có thể mua hoặc thuê sách của nhau. Cách chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kết nối này đã giúp Franklin trở thành một thợ in nổi bật, được nể trọng tại Philadelphia.
 
Bài học cho các doanh nhân: Hãy tìm những người có tư duy giống mình và thảo luận, đối thoại, trao đổi ý tưởng với họ. Một cộng đồng trợ giúp nhau về tri thức sẽ tạo động lực cho bạn làm việc, mài sắc ý tưởng của bạn và tạo ấn tượng cho các đồng nghiệp của bạn. Các trang web như Meetup.com và các trang web khác đã tạo ra nhóm tại địa phương hoặc quốc tế một cách rất dễ dàng và đơn giản.
 
2. Tấn công các cơ hội
 
Franklin đã từng viết: "Để thành công, hãy chớp lấy các cơ hội một cách nhanh chóng như cách bạn đi đến kết luận".
 
Có thể tất cả chúng ta đều đồng ý nhưng khi cơ hội đến gõ cửa chúng ta thường để ý tới cách khác. Đó không phải là vì chúng ta lãng quên các khách hàng mới. Đó là vì các cơ hội thường không như cách mà chúng ta mong đợi. Chúng ta thường nghĩ rằng cơ hội chỉ tới dưới dạng một quả trứng vàng, một tấm vé số trị giá triệu đô hoặc một lời mời làm một công việc mới. Nhưng thường thì các cơ hội nhỏ và ít phô trương hơn.
 
Cơ hội gõ cửa nhà bạn mỗi khi bạn được mời đến tham dự một cuộc họp hoặc ai đó nhờ bạn giúp đỡ một việc nhỏ. Những lời mời và sự giúp đỡ nhỏ ngẫu nhiên đó không phải là những điều phiền nhiễu, chúng là các cơ hội mở ra các cánh cửa khác và giúp bạn gặp gỡ những người mới.
 
Những người trẻ đặc biệt giỏi trong vấn đề này. Họ vui mừng tiếp cận bất cứ thử thách nào, đó là lý do tại sao Franklin viết: "Một số người chết ở tuổi 25 nhưng đến năm 75 tuổi mới được chôn cất". 
 
Bài học cho các doanh nhân: Tránh trì hoãn bằng cách tận dụng tất cả các cơ hội ngay cả khi chúng có vẻ là sự phiền nhiễu. Gặp gỡ người mới, củng cố mối quan hệ bạn bè cũ và giúp các đồng nghiệp ở xa sẽ mở rộng cửa cho các cơ hội trong tương lai.
 
3. Thời gian là một thứ hàng hóa được cung cấp ngắn hạn 
 
Franklin đã viết: "Đánh mất thời gian sẽ không bao giờ tìm lại được nữa". Câu này nghe như được viết ra từ ngòi bút của một nhà thơ đang chán nản, nhưng thực ra lại là lời kêu gọi truyền cảm hứng cho hành động.
 
Franklin đã làm việc, sáng tạo và sống với ý thức rõ ràng là thời gian rất khan hiếm. Ông không bao giờ để sự tò mò và sáng tạo của mình sang ngày hôm sau.
 
Franklin đã tranh đấu cho chủ đề này rất nhiều. Ông đã viết: "Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian sẽ không và mất thời gian sẽ không bao giờ có thể tìm lại được".
 
Bài học cho các doanh nhân: Những người hay trì hoãn nên coi thời gian là một nguồn lực quí hiếm. Mỗi ngày phải là một phòng thí nghiệm để bạn làm việc, khám phá và tạo dựng chứ không phải là một cái xà lim nơi bạn chờ đợi một cách thiếu kiên nhẫn một giờ nghỉ giải lao đầy may mắn.
 
4. Tạo ra một danh sách
 
Cùng với việc phát minh ra thanh sét và kính hai tròng, Franklin cũng được biết đến với việc phát minh ra danh sách những ưu và nhược điểm. Khi viết cho Joseph Priestly, ông đã mô tả cách giải mình đã giải quyết những quyết định khó khăn bằng cách chia một tờ giấy thành hai cột ưu và nhược điểm. Sau đó, ông viết ra những mặt hay nhất và dở nhất của một sự lựa chọn khó khăn cụ thể và loại trừ những ưu và nhược điểm làm trì hoãn nhau. Phía cột có nhiều điểm còn lại sẽ bị loại.
 
Bài học dành cho doanh nhân: Những người hay trì hoãn sẽ thật khôn ngoan nếu thường xuyên tạo ra các danh sách ưu và nhược điểm. Hãy viết ra và bạn sẽ thấy những ưu và nhược điểm của những hành động nhất định có thể tạo ra hiệu suất. Đối mặt với những nhược điểm có thể tạo động lực còn thừa nhận ưu điểm có thể truyền cảm hứng.
 
5. Có thể thất bại thường xuyên, thất bại nặng nề nhưng đừng chờ đợi thất bại 
 
Mặc dù Franklin là một nhà phát minh có tài nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng cuốn sổ nháp của ông chứa rất nhiều ý tưởng xa vời và dễ thất bại. Không phải mọi thứ Franklin viết ra đều thẳng thắn, hay và đầy chất trí tuệ. Và với Franklin thì điều đó hoàn toàn bình thường.
 
Franklin đã viết: "Đừng sợ sai lầm. Bạn sẽ vấp phải thất bại nhưng hãy tiếp tục vươn lên".
 
Những người hay trì hoãn thường rơi vào trạng thái không hành động gì cả vì sợ thất bại. Họ muốn những nỗ lực đầu tiên của mình phải hoàn hảo và cuối cùng thì không bao giờ cố gắng làm bất cứ việc gì dù có quan trọng hay không.
 
Mặt khác, những người thỉnh thoảng mới trì hoãn cũng rất dễ thất bại. Franklin cũng cảnh báo là phải chống lại điều này và bình luận thêm: "Thiếu chuẩn bị có nghĩa là bạn đang chuẩn bị để thất bại".
 
Bài học cho doanh nhân: Đừng mong chờ những điều hoàn hảo. Nhưng cũng đừng nhảy vào những thứ với tâm thế cầm chắc thất bại hoặc mong chờ thất bại.
 
Sự trì hoãn là một trong những vị khách không mong muốn thường xuất hiện bất ngờ và sẽ không chịu rời đi dù bạn có đưa ra bao nhiều lời bóng gió đi nữa. Đó là mối phiền toái không thể tránh nhưng có thể kiểm soát được.
 
Nếu vẫn thất bại bạn có thể dựa vào câu nói sau của Franklin để củng cố quyết tâm của mình: "Hãy viết ra một thứ gì đó đáng để đọc hoặc làm một việc gì đó đáng để viết".
(Dịch từ Inc)
 
Nguồn:  hoclamgiau.vn
Contact CEO Club

Contact us and we would love to to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928