Những người phụ nữ này đều nắm giữ những vị trí quan trọng, từ lãnh đạo chính trị, giám đốc điều hành trong công ty, chủ tịch tổ chức phi chính phủ, viên chức chính phủ, đến đệ nhất phu nhân. Dưới đây là 11 phụ nữ da màu đã khiến không ít người phải nể phục vì những thành quả cống hiến cho cộng đồng.
1. Michelle Obama: Đệ nhất phu nhân Mỹ
Phu nhân của tổng thống Barack Obama vẫn tiếp tục tận dụng nền tảng của mình để đấu tranh với bệnh béo phì ở trẻ nhỏ và khuyến khích nếp sống và thói quen ăn uống lành mạnh. Bà thậm chí còn nổi tiếng hơn cả chồng mình, với 67% công dân Mỹ coi bà như một nguồn sáng tươi đẹp của đất nước, trong khi chỉ 47% là dành cho đức phu quân.
Cũng dễ hiểu, bởi việc dành nhiều thời gian để ghi hình với nụ cười lúc nào cũng nở rộ trên môi thì dễ ghi điểm hơn là dành gần như 24/24 giờ để điều hành đất nước. Năm nay bà đã có mặt trong chương trình của Jimmy Fallon và Katie Couric. Phu nhân của ngài Obama còn được xướng tên trong lễ trao giải Academy Awards. Michelle Obama đã từng tốt nghiệp Havard và là luật sư.
2. Oprah Winfrey, bà trùm truyền thông Mỹ
Năm 2011, Oprah Winfrey kết thúc chương trình Oprah talk show đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp của bà sau 25 năm trong nghề. Nữ hoàng talk show Mỹ gốc Phi này vẫn là bà trùm truyền thông được hâm mộ nhất. Kênh truyền hình cáp riêng của bà, the Oprah Winfrey Network (OWN), ban đầu gặp một chút khó khăn, nhưng sau đó đã được cải thiện một phần nhờ vào một hợp đồng béo bở mà OWN kí với Comcast vào năm ngoái để thu phí thuê bao và tăng số lượng hộ gia đình đăng kí lên tới 83 triệu hộ.
Một loạt các cuộc phỏng vấn truyền hình đặc sắc với các nhân vật nổi tiếng khiến kênh truyền hình của bà trùm này đạt được số lượng người xem ở mức khủng chưa từng thấy. Oprah còn là một trong những người phụ nữ giàu lòng nhân ái nhất trên thế giới. Bà dành ra hơn 400 triệu đô la từ số tiền kiếm được từ sự nghiệp truyền hình của mình, trong đó có 100 triệu đô la được trích từ quỹ của ngôi trường mang tên the Oprah Winfrey Leadership Academy để quyên tặng cho những bé gái ở Nam Phi.
3. Ursula Burns, CEO của Xerox, Mỹ
Dưới sự điều hành của Burn, Xerox đã chuyển từ một hãng sản xuất máy in tới một công ty kinh doanh dịch vụ có thế đứng. Năm 2010, Xerox mua lại Affiliated Computer Services. Hiện tại thì nửa doanh thu của Xerox là đổ từ các ngành kinh doanh dịch vụ như giao dịch vé điện tử, phí đường bộ.
Khởi điểm, Ursula Burns là nhân viên thực tập trong khóa mùa hè tại Xerox năm 1980. Bà làm việc cho công ty toàn thời gian sau một năm sau khi có bằng thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí của trường đại học Columbia. Ursula trở thành phó chủ tịch vào năm 2000 và giữ chức vụ CEO năm 2009.
4. Beyonce, ca sĩ
Cô vợ của Jay-Z vẫn tiếp tục kiếm tiền và thu về hàng triệu đô từ những ca khúc hit và các dự án kinh doanh. Hợp đồng trị giá 50 triệu đô với Pepsi mang lại cho cô ca sĩ tài năng này quyền kiểm soát đầy sáng tạo về một chương trình cảo quáng lớn.
Chương trình biểu diễn dài 15 phút Super Bowl vào tháng hai thu hút một con số ước chừng gần 104 triệu người xem trên toàn thế giới. Là một trong những ca sĩ nổi nhất của mọi thời đại, Beyonce đã dành được 17 giải Grammy cho đến nay.
5. Rosalind Brewer, chủ tịch và CEO của Sam's Club Wal-Mart Stores
Brewer là CEO của Sam's Club, một câu lạc bộ được biết đến với chương trình giảm giá và là nhà bán lẻ lớn nhất ở Mỹ. Bộ phận nắm giữ 56,4 tỉ đô la doanh thu này của Wal-Mart có 6.200 địa điểm ở Mỹ, Brazil, và Trung Quốc, và đạt được hơn 47 triệu thành viên.
Brewer, 50 tuổi, được bổ nhiệm vào tháng 1 năm ngoái vào vị trí chủ tịch của Sam's club. Là cựu giám đốc điều hành tại Kimberly-Clark, bà tham gia Wal-Mart vào năm 2006 và từng giữ cương vị là chủ tịch bộ phận kinh doanh bán lẻ của Đông Mỹ.
6. Joyce Banda, tổng thống nước cộng hòa Malawi
Banda trước đây là nữ tổng thống có công trong thúc đẩy việc tái lập mối quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế trong khi đang phải vật lộn với tình hình lạm phát đangg gia tăng. Malawi, một trong số những quốc gia nghèo nhất châu Phi phải dựa vào trợ giúp quốc tế cho khoảng 40% thu nhập, và Banda đã đi khắp thế giới, thuyết phục các tổ chức tài chính toàn cầu để khôi phục đồng đô la và Euros đang đóng băng trong suốt thời gian cầm quyền của người tiền nhiệm là Bingu Wa Mutharika.
Nhưng quyết định giảm giá trị đồng tiền đi 50% của Malawi để đáp ứng điều kiện của IMF – quỹ tiền tệ quốc tế đã dẫn đến kết quả là giá thực phẩm và nhiên liệu tăng mạnh và nổ ra hàng loạt các cuộc biểu tình.
7. Ertharin Cousin, giám đốc điều hành, chương trình lương thực thế giới, Liên Hợp Quốc, Mỹ
Vào tháng 4 năm 2012, Cousin được bổ nhiệm làm gián đốc điều hành của tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới. Công việc của bà đòi hỏi phải giám sát một đội ngũ nhân viên gồm 15.000 người tại khoảng 78 quốc gia khác nhau trong việc nêu cao nhận thức và mang lại giải pháp cho những đấu tranh mang tầm quốc tế như nạn đói, vấn đề an ninh thực phẩm, và suy dinh dưỡng.
Trong năm đầu tiên giữ chức vụ, Cousin và nhân viên tập trung vào nỗ lực chống lại nạn đói gây nên bởi hạn hán ở Tây Phi và cuộc nội chiến ở Syria. Nội dung chương trình nghị sự của bà trong năm là chuyển đổi từ viện trợ lương thực tới hỗ trợ lương thực với nỗ lực chuyển từ của bố thí sang hình thức tự nuôi dưỡng.
8. Helene Gayle, chủ tịch và CEO của CARE, Mỹ
Năm 2006, Gayle nhận chức chủ tịch và giám đốc điều hành của CARE, tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển quốc tế lớn của Mỹ đã có công hiến rất lớn trong đấu tranh chống lại đói nghèo ở 87 quốc gia.
Năm ngoái, trong giai đoạn khủng hoảng lương thực ở vùng Sahel ở Tây Phi với hàng triệu người cần cứu trợ khẩn cấp, Gayle đã dẫn dắt tổ chức hoạt động ở Chad, Niger và Mali, giúp đỡ hơn 750.000 người, cung cấp lương thực cũng như cải thiện nguồn nước và vệ sinh.
Chỉ tính riêng năm ngoái, CARE giúp đỡ được 83 triệu người ở 84 nước với ngân quỹ 586 triệu đồng, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, và những vẫn đề khác gây lên tình trạng đói nghèo trên toàn cầu.
9. Ngozi Okonjo-Iweala, Bộ trưởng tài chính, Nigeria
Bộ trưởng tài chính đầy tôn kính của Nigeria đã chứng kiến mức tăng trưởng 6,5% trong GDP từ năm 2011 tới năm 2012. Nigeria có nền kinh tế đứng thứ 3 ở châu Phi với gần 50 tỉ đô la dự trữ ngoại hối.
Năm 2011, Ngozi Okonjo-Iweala, một nhà kinh tế và nhà quản trị dày dạn đã rời bỏ chức vụ giám đốc điều hành tại Ngân hàng thế giới để đảm nhiệm vị trí bộ trưởng bộ tài chính của Nigeria với sự khích lệ của tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan.
Giữa năm 2003 và năm 2006, bà phục vụ đất nước dưới sự điều hành của tổng thống Olusegun Obasanjo và giúp thanh toán món nợ 18 tỉ đô từ các nhà tín dụng Nigeria.
10. Risa Lavizzo-Mourey, tổng thống, CEO, tổ chức Robert Wood Johnson Foundation
Lavizzo-Mourey giữ chiếc ghế lãnh đạo Robert Wood Johnson Foundation, tổ chức y tế lớn nhất ở Mỹ. Bà trở thành CEO vào năm 2003, giám sát 800 khoản tiền trợ cấp, một khoản trợ cấp 10 tỉ đô và giải ngân hàng năm 350 triệu đô để cải thiện tình hình y tế. Lavizzo-Mourey là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên lãnh đạo tổ chức này.
11. Ellen Johnson-Sirleaf, tổng thống Liberia
Người phụ nữ châu Phi đầu tiên nắm quyền điều hành đất nước đã dành giải Nobel về hòa bình trong công cuộc thúc đầy hòa giải Liberia và tái thiết lại đất nước sau cuộc nội chiến.
Bà được tái bầu cử nhiệm kì tổng thống thứ hai cùng năm đó, đi ngược lại với lời hứa trước đó về việc sẽ chỉ giữ chức tổng thống trong một nhiệm kì duy nhất. Nhưng nhà kinh tế học đến từ Havard này đã hoàn thành mĩ mãn công việc của mình.
Bà đàm phán thành công về vụ thương lượng giảm số nợ từ các nhà tín dụng quốc tế, bao gồm một khoản nợ 4,9 tỉ đô được đồng ý xóa bỏ từ Ngân hàng thế giới và Qũy tiền tệ quốc tế.
Phong Linh
Theo Trí Thức Trẻ/Forbes