Chủ tịch diễn đàn toàn cầu Boston tiết lộ bí quyết phá băng BĐS của Mỹ

Đây là nguyên nhân khiến Chính phủ đã phải tung ra những gói cứu trợ tiền tấn để giải cứu hệ thống ngân hàng và BĐS. Lúc đó, nhiều chuyên gia nhận định sẽ phải mất hàng chục năm trời để nền kinh tế Mỹ và thị trường BĐS hồi phục trở lại.
 
Tuy nhiên chỉ sau 5 năm khủng hoảng tài chính, đại gia cho vay BĐS của Mỹ là ngân hàng Fannie Mae do Chính phủ Mỹ trực tiếp tiếp quản đã ghi nhận những mức lãi kỷ lục. Thị trường nhà đất Mỹ đã có một danh sách dài những dấu hiệu tích cực gồm giá nhà tăng, việc làm tăng và lượng nhà tồn kho giảm.
 
Để tìm hiểu về các chính sách mà Mỹ đã áp dụng giải cứu thị trường BĐS, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với giáo sư Michael Dukakis, người từng là ứng viên Tổng thống Mỹ và hiện đang là Chủ tịch diễn đàn toàn cầu Boston.
 
Thị trường BĐS Mỹ đã ở tình trạng đóng băng trong suốt một thời gian dài, thế nhưng gần đây đã xuất hiện rất nhiều tín hiệu tích cực cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Ông có thể cho biết Chính phủ Mỹ đã làm thế nào để phá băng thị trường hay không?
 
Vâng, tôi cũng xin nhấn mạnh rằng những tín hiệu tích cực của thị trường BĐS này là có thật. Giá nhà đất của Mỹ trong tháng 2 cũng đã đạt mức tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua. Đây là tháng thứ 12 liên tiếp giá nhà tăng, cho thấy sự phục hồi ổn định của thị trường BĐS Mỹ. Ban đầu, khi những chính sách của Tổng thống Obama đưa ra đã gặp phải những phản ứng dữ dội từ phe bảo thủ và những chuyên gia kinh tế lỗi lạc. Những chính sách này cũng không giống các chính sách đã được áp dụng ở Anh hay ở Châu Âu.
 
Tuy nhiên, các chính sách nới lỏng tiền tệ và duy trì lãi suất thấp ở mức gần 0 trong 1 thời gian dài đã phát huy tác dụng và khiến cho nền kinh tế Mỹ phục hồi 1 cách rất ổn định. Các chính sách này đã khiến nhu cầu về BĐS tăng lên, thúc đẩy các công ty xây dựng phát triển.
 
Cụ thể, xin ông có thể cho biết các chính sách thúc đẩy thị trường BĐS đóng vai trò như thế nào trong việc điều hành nền kinh tế Mỹ không ạ?
 
Phải nói là rất quan trọng. Bởi thị trường BĐS chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số GDP của chúng tôi. Thị trường BĐS kéo tất cả các lĩnh vực khác ở nền kinh tế phát triển theo. Ví dụ: Khi người dân mua nhà, họ sẽ sắm sửa đồ đạc, đồ trang trí nhà, máy giặt, TV, đồ điện. Thị trường BĐS đang phục hồi trở lại.
 
Hiện nay, tôi hơi lo lắng rằng thị trường BĐS ở Mỹ lại phục hồi quá nhanh, khiến cung không đủ cầu. Các báo cáo gần đây cho thấy nhu cầu nhà ở tăng cao nên chúng tôi sẽ phải nhanh chóng xây dựng thêm nhà nếu không giá BĐS sẽ lại bị đẩy lên cao. Khi nước Mỹ có thêm nhiều dự án xây dựng, sẽ mang lại việc làm cho hàng trăm nghìn người dân, những người đã bị thất nghiệp trong suốt quá trình khủng hoảng tài chính vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp cũng sẽ giảm theo.
 
Một trong những đại gia cho vay BĐS tại Mỹ, ngân hàng Fannie Mae đã từng gục ngã trong cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng chỉ 5 năm sau, dưới sự tiếp quản của Chính phủ, đã ghi nhận kỷ lục. Ông có bình luận gì về vấn đề này?
 
Vâng, Fannie Mae có được thắng lợi này đã là nhờ sự phục hồi thị trường nhà đất Mỹ. Lợi nhuận của Fannie Mae đạt 17,2 tỷ USD trong năm 2012, và đây là khoản lãi lớn nhất trong lịch sử của ngân hàng này, vượt quá lợi nhuận của nhiều công ty lớn như Walmart hay tập đoàn của đại gia Warren Buffet.
 
Người dân đã tỏ ra bất bình với những khoản tiền khổng lồ mà Chính phủ Mỹ đã phải chi để hỗ trợ ngân hàng này mua lại các khoản nợ xấu để cứu hệ thống ngân hàng khỏi sụp đổ. Bây giờ thì người dân có thể thấy Chính phủ Mỹ đã đi đúng hướng. Các ngân hàng có lãi đều đã trả tiền cổ tức cho kho bạc Mỹ và giảm chi phí của gói cứu trợ xuống. Như vậy là nợ Chính phủ đang dần được trả và Mỹ sẽ không phải lo tăng thuế hay cắt giảm chi tiêu nữa.
 
Xin cảm ơn ông!
 
(Theo cafeF/Bản tin Tài chính kinh doanh – VTV)
 
Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928