Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã khiến nhiều công ty dứt khoát hơn trong việc rút lui khỏi nhiều thị trường. Theo một cuộc khảo sát năm 2012, 22% các công ty châu Âu ở Trung Quốc đang xem xét phương án thu hẹp thị trường.
Phân tích của Global Fortune 100 cho thấy một xu hướng giảm cổ phần sở hữu trong các chi nhánh quốc tế của nhiều công ty đa quốc gia. Dưới đây là năm kỹ thuật công ty thông minh đang sử dụng để thu hẹp trọng tâm và điều chỉnh chiến lược thị trường toàn cầu.
Cắt giảm. Nhiều chi nhánh của nhiều công ty đa quốc gia đã không duy trì được tốc độ tăng trưởng mong đợi. Hậu khủng hoảng, với chi phí vốn thường cao hơn và dự báo tăng trưởng thấp hơn, nhiều công ty quyết định cắt giảm chi phí để cải thiện doanh số chung.
Điển hình trong làn sóng này là trường hợp của Avon đã quyết định rút khỏi Hàn Quốc và Việt Nam để cắt giảm 400 triệu USD trong 3 năm tới.
Thu cầu. Đây là ý tưởng cắt giảm không chỉ dựa trên hoạt động tài chính, mà còn cắt giảm chi phí và độ phức tạp trong quản lý doanh nghiệp. Chẳng hạn, Hãng Dược phẩm Ấn Độ Reddy thu hẹp thị trường thứ cấp từ 36 còn 5 bằng cách sử dụng một mô hình dành ưu tiên cho những thị trường cùng quy mô.
Gần nhà. Toàn cầu hóa đã không xóa các mối quan hệ đặc biệt ràng buộc các quốc gia trong cùng khu vực. Vì vậy, các công ty tìm kiếm thị trường quốc tế hiện nay thường có xu hướng "gần nhà" để tối ưu hóa chi phí quản lý.
Chẳng hạn, Ngân hàng Standard của Nam Phi "thắt chặt" chiến lược để tập trung vào châu Phi hơn là trên các thị trường mới nổi thông qua thương vụ bán chi nhánh tại Argentina, cắt giảm ở châu Âu, đồng thời mở rộng ở Kenya, Angola, Zambia và Ghana.
Mới nổi. Kể từ khi khởi đầu của cuộc khủng hoảng, thị trường mới nổi không chỉ chiếm 38% GDP của thế giới, mà còn 79% tăng trưởng GDP và cho tất cả sự tăng trưởng thương mại hàng hóa! Sự thay đổi lớn này đặt ra câu hỏi nghiêm túc cho các công ty đa quốc gia phương Tây và các công ty quan tâm đến kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế.
Tập trung. Ngay cả một công ty duy trì thị trường rộng khắp toàn cầu cũng hữu ích khi xác định được các thị trường trọng điểm. Sự "thu hẹp" này có thể giúp công ty tập trung vào việc triển khai các nguồn lực hạn chế, bao gồm cả sự chú ý quản lý.
Ví dụ, HSBC xác định được 20 thị trường trọng điểm bên ngoài của hai "ngôi nhà" ở Anh và Hồng Kông. Trong khi HSBC hoạt động tại 85 quốc gia nhưng 22 thị trường trong số này tạo ra 92% lợi nhuận của tập đoàn.
HÀ CÚC (Theo Harvard Business Review)