Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF công bố trong tháng 4 năm 2015 cho thấy một phần đáng kể của suy thoái này là do nền kinh tế phải đối mặt với hiện tượng “giới hạn tốc độ”.
Nội dung nổi bật:
- Một phần đáng kể gây nên suy thoái kinh tế là do nền kinh tế đang phải đối mặt với hiện tượng “giới hạn tốc độ”.
- Những kịch bản này cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong nền kinh tế tiên tiến có khả năng vẫn dưới mức trước khủng hoảng, trong khi nó được dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong nền kinh tế thị trường mới nổi trong trung hạn.
Theo một nghiên cứu mới của IMF, kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều nền kinh tế phải đối mặt với tăng trưởng thấp hơn so với khả năng sản xuất, dẫn tới việc làm chậm sự phát triển của đời sống trong tương lai.
“Giới hạn tốc độ”
Tăng trưởng sản lượng toàn cầu giảm mạnh trong khủng hoảng tài chính, Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF mới công bố vào tháng 4 năm 2015 cho thấy một phần đáng kể của suy thoái này là do nền kinh tế phải đối mặt với hiện tượng “giới hạn tốc độ“.
Những chứng cứ trong nghiên cứu này cho thấy rằng các chính sách kinh tế không tạo động lực khuyến khích sự đổi mới, thúc đẩy đầu tư vào vốn sản xuất, và chống lại những tác động tiêu cực từ áp lực của dân số già, các quốc gia sẽ phải điều chỉnh đến một thực tế mới của giới hạn tốc độ thấp hơn.
Hình 1: Sản lượng so sánh với mức tiềm năng trước khủng hoảng của thế giới
Với các nền kinh tế tiên tiến:
Với các thị trường mới nổi:
Sản lượng tiềm năng tăng trưởng thấp
Sản lượng tiềm năng là thước đo năng lực sản xuất của một quốc gia có lạm phát ổn định. Trong những năm qua khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra đã chứng kiến nhiều nền kinh tế tăng trưởng chậm đối với một hoặc nhiều thành phần quan trọng của tăng trưởng sản lượng tiềm năng. Sự suy giảm trong các nền kinh tế thị trường mới nổi là do tốc độ tăng trưởng năng suất chậm hơn.
Tương lai của các nền kinh tế?
Theo IMF, yếu tố nhân khẩu học có khả năng cản trở tăng trưởng ở nhiều nền kinh tế thị trường phát triển và mới nổi, khi người dân và công nhân đồng loạt đến tuổi nghỉ hưu.
Trong nền kinh tế thị trường mới nổi, cải tiến công nghệ trong quá khứ và nâng cao trình độ học vấn đã cho phép các nền kinh tế thu hẹp khoảng cách giữa họ và các nền kinh tế tiên tiến. Mặc dù tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn vẫn có thể đạt được từ những cải tiến hơn nữa trong các lĩnh vực này, tuy nhiên lợi ích của giáo dục và đổi mới sẽ không còn lớn như trước kia khi các nền kinh tế đã “chạm” đến giới hạn của công nghệ. Điều này cho thấy sự tăng trưởng năng suất yếu trong các nền kinh tế trong tương lai.
Về phần mình, các nền kinh tế tiên tiến sẽ duy trì mức tăng trưởng năng suất như những năm gần đây trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, việc phục hồi được tốc độ phát triển vượt bậc của nền kinh tế như đã thấy trong những năm cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, thúc đẩy bởi sự phát triển vượt bậc về thông tin-truyền thông-công nghệ là rất khó khăn.
Tóm lại, những kịch bản này cho thấy tiềm năng tăng trưởng đối với các nền kinh tế tiên tiến có khả năng vẫn dưới mức trước khủng hoảng, trong khi dự kiến sẽ tiếp tục giảm với các nền kinh tế thị trường mới nổi trong trung hạn.
Những phát hiện này hàm ý rằng, mức sống có thể được cải thiện không đáng kể trong tương lai. Ngoài ra, tính bền vững tài khoá sẽ khó khăn hơn để duy trì mức ổn định khi nguồn thuế tăng trưởng chậm hơn.
Chính sách nào để gia tăng tốc độ giới hạn
Báo cáo của IMF cũng chỉ ra rằng xu hướng tương lai của sản lượng tiềm năng có thể không được thiết lập vững chắc. Tuy nhiên, cần thiết phải có những chính sách và hành động. Để thúc đẩy tăng trưởng, chính sách cần khuyến khích sự đổi mới, thúc đẩy đầu tư vào vốn sản xuất, và chống lại những tác động tiêu cực từ hiện tương dân số già. Mặc dù các kết hợp đúng đắn của chính sách sẽ khác nhau theo quốc gia, một số phương thức chung có thể được thực hiện:
Đổi mới có thể được khuyến khích và năng suất có thể được nâng cao với sự hỗ trợ nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển, điều này có thể đạt được bằng cách tăng cường hệ thống bằng sáng chế, áp dụng ưu đãi thuế được thiết kế tốt và trợ cấp các nền kinh tế chưa có nhiều đổi mới và sáng tạo.
Năng suất lao động có thể được tăng lên bằng cách cải thiện chất lượng giáo dục và tăng tỷ lệ đi học ở bậc trung học và đại học.
Những lực cản cho hoạt động sản xuất ở một số nền kinh tế thị trường mới nổi có thể được loại bỏ thông qua chi tiêu nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng.
Cải thiện môi trường kinh doanh và cải thiện chức năng của thị trường ở một số quốc gia.
Khuyến khích việc tham gia lao động, đặc biệt là lao động nữ và lao động lớn tuổi ở một số nước khác nhau, điều này sẽ kéo theo chính sách thuế và chi tiêu được thiết kế tốt hơn ở một số nền kinh tế.
Cần sự hỗ trợ thông qua chính sách tiền tệ và, nếu khả thi, chính sách tài khóa vẫn còn quan trọng ở một số nền kinh tế để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng vốn.
Phương Huỳnh
Theo Trí Thức Trẻ
Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.
Message Submitted!