Benjamin Franklin: Hình mẫu về đạo đức của Buffett và Munger

Theo Charlie Munger (Phó Chủ Tịch Berkshire Hathaway), thì cách ngôn của Benjamin Franklin còn quan trọng hơn cả những điều được dạy trong các trường kinh doanh.

Benjamin Franklin: Hình mẫu về đạo đức của Buffett và Munger

Nội dung nổi bật:

- Ngoài phương pháp đầu tư đúng đắn thì cũng cần phải có một tính cách phù hợp để áp dụng chúng.

- Vì vậy, cả hai nhà đầu tư Warren Buffett và Charlie Munger đều chịu sự ảnh hưởng từ các cách ngôn của Benjamin Franklin, như là sự hướng dẫn để có một tính cách tốt.


Benjamin Franklin là ai?

Benjamin Franklin (1706-1790) là một trong những nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng trong việc thành lập của đất nước Hoa Kỳ. Ông là một người đa tài với sự hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, chính trị, phát minh và ngoại giao.

Thành công của Franklin hoàn toàn đến từ việc tự học để hoàn thiện bản thân. Công cụ để ông thành công chính là đọc sách. Thuở bé ông không được đi học nhiều, nhưng chính khả năng tự học hàng đêm đã đưa Franklin đến với tượng đài của một doanh nhân thế giới. Có thể nói, thói quen đọc sách đã biến quả chanh hổng kiến thức thành món nước chanh đầy trí tuệ

Điều đặc biệt, nhờ khả năng giao tiếp một cách khéo léo và sắc xảo mà sau này Franklin được bầu làm đại sứ quán tại Pháp và là một gương mặt tiêu biểu ở Quốc hội Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhiều người thường biết đến Franklin với một người có tài quản lý Nhà nước và là người thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ.

Trên hết, điều mà mọi người học được nhiều ở Franklin là một tinh thần đạo đức đúng đắn. Ông có đời sống chân thành, chính trực và nghĩa khí. Chính đạo đức, không phải túi tiền, mới là điều quyết định giá trị của một con người.

Những bài học mà Franklin để lại cho hậu thế, được tích hợp qua những câu cách ngôn mang một bản sắc rất riêng của ông. Những châm ngôn này phần lớn được kế thừa lại qua cuốn lịch Poor Richard, một cuốn lịch do chính ông xuất bản.

Chính Frankin đã nói câu: “thời gian là tiền bạc.” Theo Franklin, bí quyết để có cuộc sống tốt hơn là phát triển con người bằng lao động vất vả. Không quan trọng bạn kiểm được bao nhiêu tiền, nhưng giá trị bản thân và sự tự khám phá mình từ việc thúc ép chính bản thân mới là điều quan trọng. Bởi trong sự lười biếng, bạn chẳng học được gì cả.

Bên cạnh đó, để tăng năng suất và làm việc hiệu quả hơn, Franklin khuyên nên loại trừ các khoản nợ, vì điều đó làm nhẹ đầu óc, giúp bạn tự tin hơn. “Những người có tiền thì tự do và độc lập hơn những người hàng xóm của họ. Vì thật khó để một cái túi rỗng đứng thẳng” ông nói.

Sức ảnh hưởng của Franklin lên hai nhà lãnh đạo của Berkshire Hathaway

Khi đánh giá nhà quản lý, Buffett khuyên nên xem xét ba phẩm chất sau: sự chính trực, nghị lực và trí tuệ. Ông nói nếu bạn không có phẩm chất đầu tiên, thì phẩm chất thứ hai và thứ ba sẽ giết chết bạn.

Trong thực tế, nếu nhà quản lý không có sự chính trực thì ông thà nhận các nhà quản lý lười biếng và ngu dốt còn hơn. Đó chính là một phẩm chất nổi bật mà Buffett đã học được từ cách ngôn của Franklin.

Tất nhiên, ông không được học điều này trực tiếp. Buffett đã được tiếp thu nó từ khi còn bé qua người cha là Đại biểu Quốc Hội của mình. Ngoài việc hay thích trích dẫn các châm ngôn của Franklin, ông còn sống theo chủ nghĩa cần cù, tiết kiệm, ghét nợ nần và trọng chữ tín.

“Phải mất 20 năm để xây dựng được uy tín, nhưng chỉ cần 5 phút là có thể phá hủy nó. Nếu bạn nghĩ đến điều này, bạn sẽ làm việc khác đi.” Buffett trích dẫn.

Buffett ngưỡng mộ Franklin, nhưng cũng không quá cuồn nhiệt. Còn người bạn thân của ông, phó Chủ Tịch Berkshire Hathaway, Charlie Munger thật sự là một “fan” của Franklin.

Munger không bao giờ chán trích dẫn cách ngôn của Franklin, những câu châm ngôn mà ông cho là quan trọng hơn những điều bạn được học trong trường kinh doanh. Trong công việc hay bất cứ hoạt động nào của đời sống, Munger luôn hành xử như một quý ông và theo trường phái đạo đức cổ điển của Franklin.

Cũng như Buffett, ông là người tiết kiệm, tự lập và ghét nợ nần. Mặc dù có gia cảnh giàu có, nhưng Munger từ chối sự giúp đỡ của gia đình. Ông tự đẩy mình vào cảnh nghèo khó khi học đại học, và khi thành lập công ty, ông tìm mọi cách để xoay xở với chúng.

Ông đã làm đúng như một câu cách ngôn của Franklin rằng: “Một nhà bếp đầy đồ ăn làm nên một ý chí kém cỏi.” Và ông sẽ rất khó chịu nếu ai đó làm lãng phí thời gian của mình. Tựa như câu cách ngôn khác của Franklin: “Hãy yêu cuộc sống, đừng lãng phí thời gian, vì cuộc sống tạo nên từ thời gian.”

Đinh Lộc

Theo Trí Thức Trẻ

Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928