Tony Fernandes – ông chủ hãng hàng không giá rẻ Air Asia được biết tới như một doanh nhân xuất sắc. Với một giấc mơ đã có từ thuở nhỏ, một chút cảm hứng từ Richard Branson và một thương vụ chỉ 25 cent đã đưa nhà kinh doanh Tony Fernandes “lên đỉnh cao” sự nghiệp.
Sinh năm 1964, Tony Fernandes – CEO Air Asia, nhập học tại một trường nội trú ở Epsom, Surrey, trước khi theo học tại Trường Kinh tế London. Giống với tỷ phú Richard Branson, ông cũng bắt đầu từ ngành công nghiệp âm nhạc, làm việc cho Virgin sau khi tốt nghiệp.
Tony được biết tới như một doanh nhân xuất sắc. Với một giấc mơ đã có từ thuở nhỏ, một chút cảm hứng từ Richard Branson và một thương vụ chỉ 25 cent đã đưa nhà kinh doanh Tony Fernandes “lên đỉnh cao” sự nghiệp.
Ngày 17/8 mới đây, Tony đã xuất hiện tại Việt Nam để tham dự diễn đàn kinh doanh do Forbes tổ chức. Nhân sự kiện này, ông đã hé lộ một phần bí quyết kinh doanh của mình. Đồng thời chúng ta cũng có dịp nhìn lại con đường đầy thử thách mà ông đã và đang vượt qua.
PV: Chào Tony, ông có thể cho mọi người ở đây, những người rất ngưỡng mộ ông được biết về con đường đi tới thành công của bản thân, động lực khởi nghiệp của ông đến từ đâu, thưa ông?
Tony: Cảm ơn vì câu hỏi rất hay. Khởi nghiệp đối với tôi giống như một thử thách hơn. Động lực ư? Tôi cũng không hiểu nó đến từ đâu, cảm giác là một ngày nó nảy sinh trong tôi. Và Air Asia ra đời.
Vào thời điểm đó tôi nghĩ chỉ khoảng 6% người Malaysia đang làm công việc start-up như tôi. Chính điều đó khiến kế hoạch kinh doanh với một hãng hàng không là quá mới mẻ và trở nên đầy hứa hẹn.
Tôi từng làm việc tại Warner music trong 12 năm. Vào một ngày năm 2001 khi tôi đang ngồi ở 75 Rockwell Plaza, thưởng thức nhạc thì một người tên là Steve đến ngồi cạnh tôi. Anh ta nói với tôi về một viễn cảnh khác lạ mà những vị sếp của tôi chưa bao giờ đề cập tới. Steve cho tôi một quan điểm mới, về tầm nhìn trong tương lai.
Ngay lập tức, tôi đến gặp sếp của mình và nói dõng dạc: “Tôi sẽ nghỉ việc, vì các vị không bao giờ chia sẻ cho tôi con đường mà tôi có thể phát triển khả năng, và tôi không muốn mất thời gian làm việc cùng các vị”. Sếp của tôi rất sốc, tuy nhiên ông ta sẵn sàng đẩy tôi đi khi tôi không phù hợp với cách thức của họ.
Và thế là tôi ra đi, bay tới London, ngồi một mình trong quán bar và lên kế hoạch cho cuộc đời mình.
PV: Khi thất nghiệp thì bar là một nơi tuyệt vời chứ?
Tony: Đúng vậy, nhưng rất nhanh sau đó tôi chợt nảy ra ý nghĩ về ngành hàng không, ngay lập tức tôi đi tới một sân bay ở phía bắc London, ngắm nhìn những người đang bay tới Barcelona. Từ giây phút đó tôi đã tự nói với bản thân, rằng tôi muốn kinh doanh lĩnh vực này.
Tràn đầy hào hứng, tôi gọi cho vợ mình (mà giờ đây không còn là vợ tôi nữa), tôi nói cho cô ấy là đã từ bỏ ngành công nghiệp âm nhạc. Vợ tôi cũng rất vui vẻ cho đến khi tôi thông báo muốn khởi nghiệp với ngành hàng không, cô ấy không còn cười nổi và đã li dị tôi. Cũng như nhiều người, vợ cũ nói tôi bị điên vì đã bỏ qua những lời mời ngon ăn để dấn thân vào những rủi ro.
PV: Mọi thứ gần như quá mù mờ vào thời điểm đó, vào năm 2001 khi vừa xảy ra sự kiện 11/9, tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng và có tương lai không rõ ràng. Quá nửa các ngân hàng phá sản và không như thời điểm trước đó khi tất cả mọi người có thể nói dễ dàng “tôi muốn làm về lĩnh vực này”. Vậy điều gì khiến ông cảm thấy kế hoạch của mình trở nên khác biệt? Hoàn cảnh nào từ Malaysia khiến ông có ý nghĩ thành lập Air Asia?
Tony: Một câu hỏi rất hay. Thật ra khi quyết định kinh doanh riêng, tôi đã thuyết phục được ba người bạn từ công ty âm nhạc cũ thành những người cùng khởi nghiệp với mình. Chúng tôi là những người mới, với vốn liếng duy nhất là căn nhà của chính mình, chẳng biết chút xíu gì về ngành hàng không.
Chúng tôi chỉ tưởng tượng và ước ao ra hãng bay của mình có một vị trí cao, được công nhận nhiều như thứ hạng các nhà hàng khi họ nổi tiếng. Tôi và các đồng nghiệp thậm chí còn chưa biết cách để thành lập một hãng hàng không. Vô cùng may mắn cho chúng tôi khi nhận được một gợi ý, rằng có thể mua lại một hãng hàng không có sẵn.
Chúng tôi thực sự đã tìm thấy, nhưng nó chẳng khác gì việc dồn chúng tôi vào bước đường cùng khi hãng bay ấy như muốn được đưa vào việc bảo tàng quốc gia. Tựa như một cơn ác mộng nhưng không còn cách nào khác, chúng tôi buộc phải tiến lên.
PV: Có còn những tài liệu nào về hãng thời tại điểm ban đầu, được lưu giữ hay không?
Tony: Chúng tôi cũng không chắc chắn, thậm chí lúc ấy những chiếc máy bay còn chưa thể hoạt động được ngay. Các bạn sẽ không thể tin nổi AirAsia đã được mua với giá bao nhiêu đâu? 25 cent, chỉ vậy thôi, và chúng tôi có nó ngay ngày hôm sau.
Khởi điểm với 2 chiếc máy bay đầu tiên với số hiệu A2001, cùng với 254 hành khách, giờ đây chúng tôi có 200 chiếc. Một năm kể từ ngày bắt đầu, chúng tôi có 200 nghìn hành khách và trong năm nay, AirAsia đã phục vụ 56 triệu khách hàng khắp châu Á.
PV: Ông biết đấy, ngoài những yếu tố về chính trị hay khủng hoảng ảnh hưởng đến các hãng hàng không, thì bản thân ngành dịch vụ này cũng ẩn chứa những rủi ro đặc thù. Đó là vấn đề liên quan đến tính mạng con người khi mà một sai lầm dù nhỏ nhất cũng đưa tới những hậu quả nghiêm trọng. Chắc chắn ông biết rất rõ tôi đang muốn nói đến điều gì, vậy ông nghĩ sao về điều nay cũng như cách giải quyết của AirAsia có gì khác biệt?
Tony: Đúng như anh nói, 14 năm qua chúng tôi đã trải qua tất cả mọi thứ. Từ bão, lốc, động đất cho đến các vấn đề của chính trị. Chúng tôi buộc phải đưa ra những giải pháp để vượt qua, chúng tôi không muốn phải chiến đấu với bất kì điều gì, càng không muốn ai rơi vào nguy hiểm.
Một ngày tôi đang ở Bali thì xảy ra sự cố, các hãng hàng không e ngại tiếp tục các chuyến bay của mình. Nhưng tôi hiểu người Malaysia rất rõ ,vậy nên, khi các nhân viên của tôi tỏ ra lo lắng, cũng là khi các hãng hàng không bắt đầu hủy các chuyến bay của họ đến Bali, tôi đã trấn an họ rằng: “Chúng ta không thể bỏ họ lúc họ cần chúng ta nhất, khi khó khăn xảy ra là lúc chúng ta trở mình và làm nên sự khác biệt”.
5.000 chỗ miễn phí đã được cung cấp. Đây không những không phải là vấn đề mà thậm chí còn là một bước ngoặt giúp cho thương hiệu AirAsia phát triển. Khi đã có ấn tượng tốt về một hãng hàng không với vé may bay miễn phí, khách hàng sẽ muốn tiếp tục được sử dụng dịch vụ, cho dù đó có trong những thời điểm tồi tệ như khủng hoảng kinh tế, giá dầu tăng hay lạm phát,..
Nếu như bạn đi cùng gia đình trên một hãng hàng không, thì bạn sẽ bay AirAsia với cả những người hàng xóm. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng tôi cũng có thể giải quyết được mà phải chấp nhận thực tế. Tôi sẽ không bao giờ quên ngày chủ nhật ấy, khi mà cộng sự gọi cho tôi và hỏi xem nỗi sợ lớn nhất của tôi là gì.
Tôi trả lời rằng đó là nỗi sợ liên quan đến tính mạng con người, và sau đó tôi nhận được cuộc gọi: “Chúng ta mất một chiếc phi cơ rồi”. Giây phút đó tôi không biết phải làm gì, tất cả như vụt khỏi tầm kiểm soát. Sau khi trấn tĩnh lại, tôi quả quyết với nhân viên của mình: “Tôi đã xây dựng nên hãng hàng không này, tôi sẽ không bỏ cuộc và đi tới cùng”.
Khi tôi đến hiện trường, nơi được vây kín bởi những phóng viên đến từ các kênh tin tức, tôi cảm thấy mình không thể làm được gì khi đối diện với sự thật mất mát. Chính vì thế tôi rất hiểu cảm giác của Malaysia Airline. Chúng tôi không thể làm gì ngoài việc đứng trước truyền thông để thừa nhận trách nhiệm, cho đến những năm về sau sự vụ việc vẫn được nhắc đi nhắc lại. Tuy nhiên, việc khó khăn nhất chính là đối mặt với gia đình của nạn nhân, điều mà không ai trong chúng tôi mong muốn.
PV: Ông có nghĩ rằng mình đã hành động đúng mực trong những tình huống đó không?
Tony: Danh tiếng của chúng tôi phụ thuộc vào điều đó, cho dù cách giải quyết sẽ khác nhau trong từng thời điểm, nhưng chúng tôi luôn cố gắng làm hết sức. Tôi có một đội ngũ mà tôi nghĩ là vô cùng hiệu quả.
Anh biết đấy, anh sẽ không thể trở thành một nhà lãnh đạo khôn ngoan nếu như ôm đồm tất cả mọi việc, sẽ có những lúc tôi quyết định sai, và đó là lý do tôi cần những cộng sự, những người sẵn sàng chỉ ra sai sót của tôi và thay đổi nó. Chúng tôi cùng nhau xây dựng những kế hoạch quan trọng.
Trong công ty của chúng tôi có rất nhiều những tài năng trẻ, tôi nhìn thấy tiềm năng ở họ và thậm chí kể cả khi không hề có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực gì, tôi vẫn muốn cho họ cơ hội để rèn luyện. “Nếu muốn trở thành phi công, hãy cười lên và bắt tay vào làm một cách nghiêm túc”.
Có một cậu bé mới 15 tuổi khi rời trường học và trở thành kĩ thuật viên của tôi, cậu ấy vô cùng thông minh và chẳng có bằng cấp gì cả. Giờ đây chàng trai có nụ cười tươi đó đã trở thành cơ trưởng. Chúng tôi tự hào rằng AirAsia luôn đổi mới và khác biệt, chúng tôi muốn phá vỡ các quan niệm truyền thống.
Trong AirAsia hiện đang có 42 nữ phi công, có những chuyến bay mà từ cơ trưởng, phi công cho đến những tiếp viên đều là phụ nữ. Có thể điều đó không phù hợp lắm với người châu Á vốn ưa chuộng văn hóa xưa cũ và luôn e dè với những người muốn phá bỏ định kiến hay rào cản.
Tuy nhiên, chúng tôi luôn muốn mình là những người đi tiên phong, học hỏi từ phương Tây những gì sáng tạo nhất để làm nên bản sắc riêng của mình. Đó là quy luật để tồn tại, để phát triển giữa những cạnh trạnh khắc nghiệt hiện nay.
Theo Trí Thức Trẻ
Contact us and we would love to to answer any questions you may have.
Message Submitted!