Làm sao để một nhà cung cấp café hoàn toàn không mang dáng dấp của một tập đoàn công nghệ như Google hay Apple lại trở thành người lãnh đạo trong mảng thanh toán số trên nền tảng điện thoại di động?
Nững khách hàng bận rộn không cần phải đứng xếp hàng để mua được ly café hay món ăn nhanh nào của Starbucks , mà thay vào đó, họ chỉ cần dùng sử dụng điện thoại đặt hàng và trả tiền trước.
Cuối năm ngoái, Starbucks vừa cho trình làng tiện ích đặt hàng trên điện thoại cho tất cả các cửa hàng trên toàn nước Mỹ. Dự kiến trong 2016, Starbucks sẽ đưa app Mobile Order & Pay đến Trung Quốc và Nhật Bản, đồng thời cho thử nghiệm chương trình giao hàng qua app tại Mỹ, nơi mà Starbucks đặt tham vọng tung ra một số tiện ích cá nhân khác trong đó khách hàng có thể đưa ra những nhận xét về đồ ăn. Với đề xuất này, Starbucks có thể tăng doanh số thêm 50% (theo Richard Crone từ Crone Consulting LLC).
Adam Brotman, giám đốc kỹ thuật số chuỗi Starbucks tại Seattle nhận định, “Ứng dụng Mobile Order & Pay có vai trò quan trọng và là một trong bốn chiến lược cốt lõi của Starbucks.”
Làm sao để một nhà cung cấp café hoàn toàn không mang dáng dấp của một tập đoàn công nghệ như Google hay Apple lại trở thành người lãnh đạo trong mảng thanh toán số trên nền tảng điện thoại di động? Đó là minh chứng cho sự nhạy bén của CEO Howard Schultz. Năm 2011, trong khi các công ty công nghệ như Google đang loay hoay tìm kiếm khách hàng sử dụng hệ thống thanh toán phức tạp trên di động thì Starbucks tung ra ứng dụng thanh toán đơn giản bằng QR code và tất nhiên Starbucks cũng không quên đưa ra các chương trình khuyến mại nếu sử dụng app này.
Ngay lập tức, ứng dụng này đã trở thành cơn bão truyền thông, khiến Richard Crone, giám đốc điều hành của hãng phân tích chiến lược di động Crone Consulting LLC phải thốt lên rằng, “đó là khởi đầu thành công nhất của một hình thức thanh toán mới trong lịch sử.”
Theo ông Brotman, trong vài năm gần đây, Starbucks chiếm tới hớn 50% giao dịch trong số toàn bộ giao dịch thương mại thực hiện trên nền tảng di động tại Mỹ. Con số này thậm chí có thể thay đổi toàn bộ bộ mặt ngành café, cũng như đưa Starbucks trở thành công ty ứng dụng di động hàng đầu giống như Facebook hay Uber.
Hơn 21% giao dịch của các công ty Mỹ được thực hiện qua ứng dụng di động. Trong tháng 2, khoảng 7 triệu đơn đặt café đến từ thiết bị di động tại toàn bộ các cửa hàng café ở Mỹ trong đó 15% giao dịch được thanh toán trước tương đương 3% tổng hóa đơn mua café.
Doanh số tăng thêm từ ứng dụng Mobile Order & Pay là một trong số những lý do đằng sau mức tăng trưởng doanh thu 17% năm ngoái của Starbucks, thành tích ấn tượng nhất kể từ năm 2007, khi mà quy mô Starbucks chỉ bằng 1/2 so với hiện tại.
Trung Quốc là thị trưởng tăng trưởng mạnh nhất của Starbucks, đây cũng là một trong những khu vực tập trung cho chiến lược phát triển ứng dụng Mobile Order & Pay. Ứng dụng thanh toán trên điện thoại được vị CEO của hãng café danh giá này xem là công cụ đắc lực để thúc đẩy doanh thu tại các quốc gia châu Á, nơi có tốc độ sử dụng smartphone nhanh đến mức chóng mặt.
Schultz đặt nhiều hy vọng vào thị trường Trung Quốc, ông tin rằng nước cờ sắp tới của Starbucks tại thị trường 1,3 tỷ dân này sẽ đem lại hiệu quả kinh ngạc.
Với tốc độ phát triển của ứng dụng Mobile Order & Pay như hiện nay, mô hình hoạt động của Starbucks có thể sẽ thay đổi.
Theo CEO Richard Crone, “Starbucks trong tương lai có thể sẽ giống như Apple store – cửa hàng chỉ tồn tại trên màn hình di động. Sẽ không có quầy hàng, không có cảnh xếp hàng dài để mua café, thay vào đó là các trạm pha latte và espresso.”
Ứng dụng này cũng có thể sẽ thay đổi cả cấu trúc tài chính của Starbucks. Trong quý tài chính đầu tiên kết thúc vào tháng 12, tổng số tiền nạp vào Starbucks cards lên tới 1,9 triệu USD phần lớn đến từ ứng dụng di động, tăng 18% so với năm ngoái.
Starbucks đang nhanh chóng đầu tư vào công nghệ. Khoản chi tiêu cụ thể cho các sáng kiến số vẫn còn đang bỏ ngỏ, tuy nhiên Starbucks cho biết sẽ đầu tư 300 triệu USD cho dự án toàn cầu mang tên “Partner and Digital” trong năm nay – tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Trái lại, mức chi đầu tư cho mảng kinh doanh số tại các chuỗi pizza lớn tại Mỹ chỉ khoảng 25-30 triệu USD mỗi năm. Nhiều nhà hàng đang bắt đầu chơi trò đuổi bắt với Starbucks sau khi chứng kiến con số doanh thu ấn tượng từ ứng dụng di động của người anh cả này.
Trí thức trẻ/CafeF
Contact us and we would love to to answer any questions you may have.
Message Submitted!