Calos Slim.
Suốt 3 năm liên tiếp sau đó, ông trùm truyền thông người Mexico tiếp tục soán ngôi tỷ phú giàu nhất thế giới của Bill Gates. Năm 2011 tổng tài sản của ông đạt mức kỷ lục 74 tỷ USD. Nguồn thu chủ yếu của ông là từ các ngành liên quan đến truyền thông.
Trong giai đoạn 2010-2013, nền kinh tế thế giới khủng khoảng và gặp nhiều khó khăn nhưng Calos Slim vẫn có thể tạo ra doanh thu khổng lồ và vươn lên trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới. Với nhiều người, đây quả là một điều phi thường, nhưng với ông, đó đơn thuần là thành quả của những chiến lược kinh doanh phù hợp.
“Có thể vượt qua nghèo đói bằng sự trợ giúp của giáo dục và công nghệ. Nhưng không cần thiết phải dạy con bạn cách câu cá, mà hãy dạy chúng làm thế nào để bán được cá và có tiền mua những thứ khác” – Slim chia sẻ.
“Máu” kinh doanh từ khi còn nhỏ
Sinh năm 1940 trong một gia đình nhập cư vào Mexico, ngay từ nhỏ Calos Slim đã thể hiện niềm đam mê lớn đối với kinh doanh và đầu tư. Hơn nữa, lớn lên giữa những người dân nhập cư tại Mexico, Calos Slim luôn ý thức được việc phải tiết kiệm để làm giàu.
Năm 12 tuổi, Slim bắt đầu “tập tành” kinh doanh và có trong tay những khoản tiền đầu tiên. Năm 15 tuổi, Slim đã kiếm được hơn 5.000 peso. Ông mua 44 cổ phiếu của Ngân hàng Banamex – ngân hàng lớn nhất tại Mexico lúc đó.
Năm 17 tuổi, Slim đã có gần 32.000 peso trong tay nhờ những thương vụ đầu tư nhỏ lẻ, đồng thời thừa kế cửa hàng buôn bán của gia đình sau khi cha ông qua đời. Việc làm ăn của cửa hàng khá thuận lợi. Bản thân vị tỷ phú này từng thừa nhận, ông có cảm nhân đặc biệt đối với những con số và nhớ chính xác một cách tuyệt đối.
Năm 1990, Nhà nước Mexico quyết định tư nhân hóa công ty điện thoại và viễn thông quốc gia. Tuy không phải là một chuyên gia kỹ thuật, không biết sử dụng tiếng Anh lẫn máy tính nhưng Caros Slim vẫn quyết định liều lĩnh đem hết số vốn của mình đi “đặt cược” khi thành lập Tập đoàn viễn thông Texmex.
Texmex là một trong những Tập đoàn viễn thông đầu tiên trên thế giới sử dụng dịch vụ Internet ADSL. Thông qua Texmex, Slim nắm giữ 90% các cuộc gọi điện thoại tại Mexico.
Carlos Slim cũng nhìn thấy trước sự giảm sút của mạng điện thoại dây truyền thống ở Mexico, thay vào đó sẽ là một thời kỳ bùng nổ dữ dội của điện thoại di động. Năm 2000, ông đã kịp thời cho thành lập một công ty con là America Movil để đón đầu nhu cầu mới.
Cuối năm 2003, America Movil đã đạt số khách hàng là 40,4 triệu, xấp xỉ với số khách hàng 40,6 triệu của nhà cung cấp đến từ Tây Ban Nha. Không dừng lại ở đó, America Movil tiếp tục mua lại các nhà điều hành mạng điện thoại di động tại châu Mỹ Latinh. Số thuê bao của America Movil hiện đã vượt con số 100 triệu.
Cũng trong năm 2003, Caros Slim đã mua đứt Tập đoàn điện thoại di động Bell South của Brazil với mức giá “hời” 625 triệu USD. Hiện nay, vị tỷ phú này cũng đang nắm giữ cổ phần chi phối Tập đoàn viễn thông lớn nhất Brazil là Embratel Participa.
Triết lý đầu tư của “ông già Noel”
Số công ty mà Slim nắm giữ chiếm tới hơn 1/3 tổng giá trị thị trường chứng khoán Mexico; trong khi đó tổng tài sản của ông chiếm tới 7% GDP của quốc gia này. Nhắc đến Carlos Slim, người ta thường nghĩ ngay đến một thiên tài kinh doanh nhạy bén đến mức “sờ vào cái gì là cái đó biến thành vàng”.
Nguyên tắc hành xử trên thương trường của Carlos Slim là mua tất cả những cái gì có thể mua được để giành lấy thế độc quyền trong bất cứ một lĩnh vực hứa hẹn sinh lời nào. Điều quan trọng ở đây là không được lầm lẫn khi lựa chọn cổ phiếu.
Sức ảnh hưởng của Slim lan rộng ra khắp Mexico, đến mức bạn không thể sống ở Mexico một ngày mà không trả tiền vào ví Caros Slim. Đơn giản là việc lái một chiếc xe do công ty ông bảo hiểm, hay nói chuyện điện thoại được kết nối với công ty viễn thông Telmex.
Người Mexico có thể đi ăn tối tại một nhà hàng do Slim sở hữu, hoặc mua một gói thuốc lá từ công ty mà ông đang đầu tư. Thậm chí, họ còn ngủ trên khăn trải giường của công ty ông. Không những thế, ông còn sở hữu tất cả các cây xương rồng ở Mexico.
“Một doanh nhân không nhất thiết phải đi khắp mọi nơi tặng quà như ông già Noel. Với tài năng và kinh nghiệm của mình, doanh nhân nên tập trung vào việc kinh doanh hơn là làm từ thiện” – Caros Slim chia sẻ. Cùng với đó là lối sống giản dị, tiết kiệm và tinh thần làm việc hết mình đã giúp ông thành công.
Mặc dù từng là tỷ phú giàu nhất thế giới, Caros Slim vẫn đeo chiếc đồng hồ rẻ tiền bằng nhựa có gắn thêm máy tính. Phòng làm việc của ông được bố trí giống như bất cứ một nhân viên bình thường nào. Một ngày ông làm việc tới 14 tiếng, nhiều khi quên cả ăn.
Slim vẫn giữ những cuốn sổ mà trong đó cha ông đã bắt ông ghi lại cách chi tiêu số tiền 5 peso mỗi tuần khi xưa. Ông thích dùng bút và giấy, chứ không dùng máy tính. Ngôi nhà của ông ở Mexico City chỉ có 6 phòng ngủ và một bể bơi nhỏ, treo các tác phẩm nghệ thuật của một số họa sĩ, nhà điêu khắc trứ danh mà ông ưa thích.
“Hãy loại bỏ những sự dư thừa ngay cả trong những lúc dễ dàng nhất của cuộc đời vì điều này sẽ giúp ta ổn định trong những giai đoạn gặp nhiều khó khăn nhất” – ông nói.
Theo Tri Thức Trẻ