Lý do công ty này bắt nhân viên đi làm vào đúng 9h06 sáng chứ không phải 9h00 hay 9h05 khiến ai là sếp cũng phải ‘gật gù’ đồng tình!

Không có nhiều công ty khăng khăng bắt nhân viên bắt đầu làm việc mỗi ngày vào khung thời gian có phần “dị” như hãng Pivotal Software.

Lý do công ty này bắt nhân viên đi làm vào đúng 9h06 sáng chứ không phải 9h00 hay 9h05 khiến ai là sếp cũng phải 'gật gù' đồng tình!

Pivotal là công ty tư vấn phần mềm Mỹ có khoảng 20 văn phòng khác nhau trên toàn thế giới. Có một điểm đặc biệt là toàn bộ nhân viên của công ty này đều bắt đầu làm việc vào lúc 9h06 phút sáng hàng ngày.

Đọc kỹ lại nhé, là 9h06 phút chứ không phải 9h00 hay 9h05 phút!

Đúng vào thời gian đó, chuông sẽ rung lên và tất cả các nhân viên sẽ cùng tham gia một cuộc họp ngắn để báo cáo những gì mình đã làm được trong khoảng từ 5 – 10 phút.

Sau đó, các lập trình viên của công ty sẽ tới máy tính của họ và bắt đầu làm việc mà không bị xao nhãng bởi bất kỳ cuộc họp nào khác trong suốt thời gian còn lại trong ngày.

Nhà sáng lập kiêm CEO của Pivatal là Rob Mee nói rằng tất cả những điều này là để ngày làm việc của các nhân viên đạt hiệu quả cao nhất có thể.

“Tôi nhận ra rằng nếu để các lập trình viên tự do với lịch trình sinh hoạt của mình thì có thể 10 giờ sáng họ mới tới văn phòng. Mà như vậy họ sẽ bỏ qua bữa sáng, và khoảng 11 giờ là họ cảm thấy đói rồi. Chính vì vậy họ phải tạm ngừng làm việc để ăn – điều này khiến thời gian làm việc buổi chiều trở nên quá dài và nó không hiệu quả. Do vậy chúng tôi nghĩ, cần phải cung cấp bữa sáng cho mọi người, tạo ra lý do để họ tới văn phòng”.

Kết quả là, tất cả các nhân viên của Pivotal đều được nhận bữa sáng miễn phí trước khi giờ làm việc bắt đầu vào 9h06 phút.


Không gian làm việc của Pivotal

Tuy nhiên tại sao lại là 9h06 phút?

Theo CEO Mee thì: “Chúng tôi nghĩ rằng nếu là 9h sáng, các lập trình viên khi chuẩn bị cho một ngày mới sẽ nghĩ rằng nếu ‘9h00 chắc chắn mình sẽ muộn’. Vì vậy chúng tôi nghĩ, tại sao không phải là 9h05 nhưng con số này quá chính xác và cho cảm giác khá nghiêm ngặt mà các lập trình viên thì không thích điều này. Cuối cùng thì chúng tôi quyết định chuyển thành 9h06 phút. Hơn nữa con số này bỗng dưng trở thành một điều gì đó rất thú vị”.

“Bắt” đi làm đúng giờ và tan làm cũng phải đúng giờ

Cuối mỗi ngày, Pivotal quy định tất cả mọi người phải rời khỏi văn phòng vào đúng 6h00 chiều bởi nhân viên không được phép làm việc tối.

CEO Mee giải thích lý do là bởi: “Các nhân viên sẽ không thể lập trình tốt nếu họ quá mệt mỏi vì vậy chúng tôi không muốn họ làm việc muộn vào buổi tối”.

Ngoài quy định giờ làm việc có phần độc đáo, Pivotal thực tế là một công ty khá thành công nhưng ít người biết đến. Được định giá vào khoảng 2,8 tỷ USD, các nhà đầu tư của Pivotal gồm Dell, Microsoft, GE và cả Ford.

Các nhân viên của Pivotal đào tạo đội ngũ nhân viên phần mềm của những công ty khác bao gồm nhiều công ty IT để lập trình tốt hơn.

Danh sách những công ty từng tìm đến Pivotal nhận sự trợ giúp gồm BMW, Mercedes-Benz, Lockheed Martin, NBC, Bloomberg, Organe, eBay, South West Airlines và Twitter.

Thậm chí Google cũng cần tới Pivotal trong những ngày đầu khi mới lập nghiệp và doanh nghiệp của CEO Mee cũng giúp nhiều cho các công ty về trí thông minh nhân tạo.

Khởi nghiệp bởi chàng sinh viên y khoa mê lập trình

Mặc dù lớn lên tại thung lũng Silicon nhưng Mee tiếp cận với ngành công nghiệp phần mềm khá muộn. Anh chỉ bắt đầu tập trung học máy tính và lập trình vào năm thứ 3 đại học.

Là một sinh viên tại Đại học California, Berkeley – anh chuyển từ ngành y khoa sang Tiếng Nhật và mọi thứ thay đổi kể từ sau lần đầu tiên anh được nhìn thấy một người lập trình trên máy tính.

“Tôi đã nói với chính bản thân mình: Ồ, đó là một ngôn ngữ và tôi thật sự thích thú với những ngôn ngữ đó. Tôi nhìn và không hiểu gì nhưng lại có cảm giác đây là thứ tôi sẽ làm việc cùng trong suốt cuộc đời còn lại. Vì vậy, tôi bắt đầu tham gia các lớp học máy tính mỗi ngày, luyện tập mọi lúc mọi nơi và cuối cùng cũng có thể thành thạo”.

Sau khi tốt nghiệp, Mee đã làm việc 3 tháng tại Nhật Bản cho IBM trước khi quay lại Mỹ và tạo lập nên công ty tư vấn máy tính của riêng mình.

Nhà sáng lập Pivotal Rob Mee:

Pivotal sau đó được đổi tên thành Pivotal Labs ra đời vào năm 1989. Mee sở hữu và điều hành doanh nghiệp này cho tới năm 2012 khi anh chấp nhận bán lại công ty cho EMC.

Lúc này đáng ra anh đã có thể nghỉ ngơi nhưng EMC đã mời anh ở lại làm CEO của công ty.

Lý giải lý do bán đi “đứa con tinh thần” của mình, Mee nói rằng anh không tiếc nuối và đó là bước đi tốt dể loại bỏ “rất nhiều áp lực xung quanh mình”.

Một năm sau khi tái cấu trúc tại EMC, vị trí của Mee được thay thế bởi một người khác. Anh quay lại lãnh đạo công ty vào năm 2015.

John Rymer – một chuyên gia phân tích IT tại Forrester nói rằng Pivotal là công ty dẫn đầu thị trường. Nhìn về tương lai, Mee nói rằng anh tự hào dẫn dắt Pivotal mặc dù vai trò của anh rất khó khăn. “Bạn phải gánh trên vai trách nhiệm, đó là một công việc khó khăn”.

Theo Trí Thức Trẻ

Contact CEO Club

Contact us and we would love to to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928