Chân dung cựu chủ tịch FED Alan Greenspan: Từ cậu bé Do Thái chơi nhạc rong đến người nắm giữ huyết mạch kinh tế Mỹ suốt 20 năm

Thống lĩnh nền kinh tế của cường quốc số 1 thế giới tới 2 thập kỷ, trải qua bao nhiêu đời tổng thống Mỹ vẫn được tín nhiệm, đó là Alan Greenspan.

 Chân dung cá»±u chủ tịch FED Alan Greenspan: Từ cậu bé Do Thái chÆ¡i nhạc rong đến người nắm giữ huyết mạch kinh tế Mỹ suốt 20 năm

Theo một thống kê năm 2016, Người Do Thái Mỹ là nhóm dân tộc mạnh nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất nước Mỹ. Tổng dân số người Do Thái rất ít ỏi chỉ có 2% tổng dân số Hoa Kỳ. Nhưng 40% tỷ phú ở nước này là người Do Thái.

CafeBiz xin trân trọng giới thiệu series bài viết về “Những vĩ nhân Do Thái nổi bật”. Họ là những người phần lớn đi lên từ bàn tay trắng trở thành những người nổi tiếng trên thế giới.

Nhắc đến nền kinh tế Mỹ, chắc chắn mọi người phải nói đến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khi tổ chức này có vị thế chủ chốt trong hệ thống tài chính của đất nước cũng như có ảnh hưởng trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhắc đến FED thì không thể không nói đến cựu Chủ tịch Alan Greenspan, người giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này trong khoảng 1987-2006.

Cậu bé Do Thái chơi nhạc rong

Ông Alan Greenspan sinh ra tại thành phố New York- Mỹ vào năm 1926 trong một gia đình Do Thái với người cha là một giao dịch viên chứng khoán và là một nhà môi giới.

Khác với khá nhiều người ở vị trí quyền lực tương tự, Alan Greenspan không phải xuất thân từ gia đình giàu có hay danh giá. Những gì ông đã đạt được là cả một quá trình nỗ lực hết mình của bản thân. Không như nhiều người Do Thai có khả năng kinh doanh buôn bán, gia đình Alan Greenspan chỉ là thợ nghèo. Alan Greenspan lớn lên đúng vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ 20. Rất nhiều doanh nghiệp, công ty phá sản và nhà Greenspan cũng bị vạ lây. Số cổ phiếu ít ỏi mà cha Alan Greenspan mua cũng bị trở thành mớ giấy lộn.

Tuy không phải con nhà khá giả nhưng Alan Greenspan học rất thông minh. Ông nổi tiếng giỏi toán từ nhỏ. Xử lí những con số, giải các bài tính khó là niềm đam mê của Alan. Bên cạnh đó Alan Greenspan còn được biết đến là người rất thích chơi nhạc, đặc biệt nhạc jazz.

Ban đầu, ông Greenspan theo học âm nhạc tại trường Julliard vào năm 1943 trước khi chuyển sang học tài chính tại đại học New York vào năm 1948. Chắc bây giờ không ai hình dung nổi Alan Greenspan trước kia đã từng kiếm được những đồng tiền đầu tiên của mình từ chơi nhạc rong.

 Chân dung cá»±u chủ tịch FED Alan Greenspan: Từ cậu bé Do Thái chÆ¡i nhạc rong đến người nắm giữ huyết mạch kinh tế Mỹ suốt 20 năm - Ảnh 2.

Ông Alan Greenspan năm 1943

Ra trường khởi nghiệp, với trí thông minh và tài năng của mình, Greenspan đã dần dần xây dựng được sự nghiệp. Công ty “Townsend & Greenspan Company” trở thành một tập đoàn tư vấn có tiếng còn ông Chủ tịch Alan Greenspan được công nhận là một chuyên gia tư vấn bậc thầy trong các vấn đề kinh tế và kinh doanh. Từ năm 1974 đến năm 1977, Alan Greenspan được mời làm Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế quốc gia dưới thời Tổng thống Richard Nixon và ngay sau đó là Tổng thống Gerald Ford.

Từ năm 1977-1987, ông Greenspan đã tham gia thị trường chứng khoán và tài chính Mỹ cũng như làm cố vấn cho các chiến dịch tranh cử của một số chính trị gia. Đặc biệt, ông Greenspan đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của Richard Nixon trong chiến dịch tranh cử năm 1968.

Sau chiến thắng của Tổng thống Nixon, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với tư cách chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế của Nhà Trắng.

Lịch sử của một anh hùng

Đến năm 1987, Tổng thống Ronald Reagan chỉ định ông Greespan là người lãnh đạo FED mới thay thế cho Paul Volcker và ông giữ cương vị này cho đến tận năm 2006.

Trong thời kỳ này, hàng loạt những vị tổng thống đã đến và đi, như Reagan, George H.Bush (cha), Bill Clinton, George W.Bush (con) nhưng ông Greenspan vẫn giữ được chiếc ghế lãnh đạo FED nhờ những quyết định bình ổn thị trường mạnh tay dựa trên chính sách tiền tệ.

Ngay khi lên nắm quyền 2 tháng tại FED, ông Greenspan đã ban hành một loạt các chính sách nhằm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường tài chính khi Phố Wall chao đảo do những tác động từ khủng hoảng kinh tế cũng như bất ổn địa chính trị.

Năm 1997, khi nền kinh tế Châu Á lâm và khủng hoảng tài chính và tác động đến toàn thế giới, ông Greenspan là người đã quyết định hạ lãi suất cơ bản tại Mỹ xuống mức thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại.

Đến năm 1999, khi tình hình tế toàn cầu đã ổn định hơn, ông Greenspan quyết định tăng mạnh lãi suất trở lại nhằm đối phó với rủi ro lạm phát cũng như khủng hoảng kinh tế đã từng xảy ra trước đó.

Tuy nhiên vụ khủng bố 11/9/2001 cũng như cuộc sụp đổ của thị trường bóng bóng dotcom đã buộc nhà lãnh đạo FED này phải hạ lãi suất cũng như tung tiền ra thị trường nhằm đảm bảo ổn định của hệ thống tài chính Mỹ.

 Chân dung cá»±u chủ tịch FED Alan Greenspan: Từ cậu bé Do Thái chÆ¡i nhạc rong đến người nắm giữ huyết mạch kinh tế Mỹ suốt 20 năm - Ảnh 3.

Tiếp những năm sau đó, FED đã thực hiện chính sách lãi suất thấp nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng trên thị trường Mỹ. Cho đến năm 2004, mức lãi suất này thậm chí đã giảm xuống 1%.

Số liệu thống kê cho thấy, từ khi Alan Greenspan nhậm chức năm 1987, kinh tế Mỹ đã có 3 chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ và chỉ có 2 lần ngưng trệ ngắn ngủi. Cùng với tăng trưởng kinh tế là 27 triệu việc làm mới được tạo ra. Đó là những con số mà các nước công nghiệp phát triển ở Tây Âu chỉ có nằm mơ.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ông Greenspan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn biến động 1991-2000 của nền kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu. Ảnh hưởng của ông đến nền kinh tế thế giới cũng được ghi nhận khi tạp chí Sunday Times của Anh đã bình chọn ông là 1 trong 3 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại quốc gia này.

Năm 2000, Pháp trao tặng ông Greenspan Huân chương Danh dự, còn Nữ hoàng Anh phong cho ông danh hiệu kỵ sỹ vào năm 2002.

Đến năm 2005, đích thân tổng thống George W.Bush trao tặng Huân chương Tự do cho ông Greenspan nhờ những cống hiến to lớn đối với nền kinh tế Mỹ.

Sự tăng trưởng cao và rất ổn định của kinh tế Mỹ, đặc biệt trong những năm 90 có công rất lớn của Alan Greenspan với vai trò quản lý vĩ mô. Gần hai chục năm là người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Alan Greenspan đã trở thành một tượng đài khổng lồ. Tên tuổi của ông đã gắn liền với những nỗ lực có tính kỳ tích của FED khi kiểm soát được lạm phát ở mức thấp kỷ lục trong thời gian dài.

Tuy vẫn có những thời điểm khó khăn nhưng nhìn toàn cục nói chung trong suốt thời gian Alan Greenspan làm Chủ tịch FED cho đến nay, kinh tế Mỹ đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng rất dài và ổn định, bất chấp thường xuyên có những diễn biến phức tạp trên thế giới.

Đối với kinh tế thế giới, thậm chí Alan Greenspan còn được các nhà kinh tế thừa nhận là người đàn ông có quyền uy lớn nhất thế giới. Chỉ riêng với việc 4 nhiệm kỳ liên tiếp làm Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Alan Greenspan đã xứng đáng là một huyền thoại trong giới các nhà quản lý và điều hành chính sách tiền tệ.

Kể từ khi thôi chức vụ chủ tịch FED, ông Greenspan thành lập công ty tư vấn tài chính và tiếp tục có tầm ảnh hưởng trong giới chuyên gia.

 Chân dung cá»±u chủ tịch FED Alan Greenspan: Từ cậu bé Do Thái chÆ¡i nhạc rong đến người nắm giữ huyết mạch kinh tế Mỹ suốt 20 năm - Ảnh 4.

Ông Greenspan được Tổng thống Bush trao huân chương năm 2005

Con số thực tiễn hơn lý luận

Alan Greenspan là con người có bề dầy thực tiễn kinh doanh và do vậy ông giải quyết rất nhiều vấn đề bằng con mắt thực tiễn chứ không hề giáo điều, nặng về lí luận.

Trong khi các nhà quản lý vĩ mô và điều hành chính sách tiền tệ khác bao giờ cũng phải tìm ra cơ sở lí luận cho các quyết định của mình thì Alan Greenspan có triết lí và phong cách hoàn toàn khác. Với ông diễn biến thị trường là quan trọng bậc nhất và thực tế là trên hết. Đã không hiếm lần, khi các nhà kinh tế và cả nhiều nhà khoa học còn tranh luận dữ dội về chính sách này hay giải pháp kia thì Alan Greenspan đã cho ra đời những quyết định rất sớm.

Trong thời kỳ đầu thập niên 90, kinh tế Mỹ tăng trưởng khá tốt với mức 6% vào năm 1996 và tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5,5%. Các chuyên gia kinh tế và thậm chí cả Tổng thống Bush (cha) khi đó đều cho rằng FED nên tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát theo đúng những gì lý thuyết kinh tế viết.

Bất chấp những lời chỉ trích đó, ông Greenspan vẫn trung thành với triết lý quản lý dựa trên thực tế của mình và đạt được nhiều thành công.

Ông Greenspan khi đó cho rằng chính sự tăng tốc của toàn cầu hóa và phát triển kỹ thuật sẽ thúc đẩy một làn sóng tăng trưởng mới cho kinh tế Mỹ mà không gây ra lạm phát. Các tập đoàn lớn sẽ tăng cường thuê ngoài (outsourcing) trong khi những công ty nước ngoài sẽ hạn chế tăng giá để giữ lợi thế cạnh tranh.

Khi đó, việc giữ lãi suất thấp sẽ thúc đẩy thanh khoản, đầu tư nhưng không gây ra lạm phát quá cao. Hệ quả là kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển thần kỳ với mức lãi suất thấp, gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia kinh tế.

Alan Greenspan rất thích các con số từ nhỏ nhưng đó phải là những con số của thực tế thị trường chứ không phải là của mô hình này, giả định kia. Ông được đánh giá là người thiên hướng với chủ nghĩa thực nghiệm. Căn cứ đầu tiên để đưa ra các quyết định tăng giảm lãi suất hay các biện pháp điều hành khác phải là những diễn biến đang xảy ra trên thị trường. Thậm chí Alan Greenspan đã có lần cho dừng một cuộc họp chính thức của Hội đồng Thống đốc FED chỉ để ngồi nghe các thông tin nóng hổi của thị trường tài chính và tiền tệ chuyển về.

Thông thường khi nói tới quản lý vĩ mô và điều hành chính sách tiền tệ người ta hay nói về một trường phái hay phương pháp nào đó đã được xây dựng thành học thuyết. Thế nhưng rất nhiều chuyên gia khẳng định rằng Alan Greenspan không hề theo đuổi một chiến lược cụ thể nào, và lại càng không dựa vào bài bản sẵn có nào. Thế nhưng ông lại vẫn rất thành công.

 Chân dung cá»±u chủ tịch FED Alan Greenspan: Từ cậu bé Do Thái chÆ¡i nhạc rong đến người nắm giữ huyết mạch kinh tế Mỹ suốt 20 năm - Ảnh 5.

Đây chính là câu hỏi chưa có lời giải thoả đáng về trường hợp của Alan Greenspan. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi Alan Greenspan còn được gọi là ảo thuật gia trong lĩnh vực điều hành chính sách tiền tệ. Alan Greenspan thường rất quyết đoán đưa ra những quyết định mạnh mẽ mà không cần có những giải trình mang tính lí luận làm cơ sở.

Một lần nữa khi phân tích thời kinh tế hoàng kim của Mỹ vào những năm 90 của thế kỷ 20, người ta lại càng ngạc nhiên và khâm phục Alan Greenspan trước thực tế tăng trưởng cao, nhiều việc làm mà không bị lạm phát.

Mặt bằng lãi suất ở Mỹ thời kỳ đó được duy trì rất thấp, thấp hơn hẳn 2% so với châu Âu, trong khi kinh tế vẫn tăng trưởng từ 3,5% đến 4%.

Từ anh hùng trở thành kẻ tội đồ

Với những thành tựu và đóng góp to lớn, tiếng nói của Alen Greenspan trong ngành tài chính luôn được nhiều chuyên gia tôn trọng. Dẫu vậy, ông cũng trở thành tâm điểm cho những chỉ trích vì đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng năm 2008.

Sau vụ khủng bố 11/9 và ảnh hưởng của sự xì hơi thị trường bong bóng dotcom, Chủ tịch Greenspan và FED bắt đầu chính sách kích thích kinh tế với nhiều đợt hạ lãi suất. Những động thái này đã kích thích đầu tư cũng như tiêu dùng của người Mỹ.

Tuy nhiên, chính những yếu tố này cũng đã thổi phồng thị trường bất động sản trong khoảng 2002-2006. Chi tiêu cho xây dựng nhà ở tại Mỹ vào năm 2005 đã đạt đỉnh 6,5% nhưng FED vẫn chưa nhận ra mối hiểm họa mà họ gây ra.

Theo giáo sư John Taylor của trường đại học Stanford, đáng lẽ ra FED phải nâng lãi suất từ cuối năm 2001 và đạt mức 5% vào năm 2005. Tuy nhiên, ông Greenspan lại để lãi suất tiếp tục hạ đến mức 1% vào năm 2004 sau đó mới dần tăng lên 5% vào năm 2006.

Hậu quả là người dân Mỹ ồ ạt rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng để đổ vào bất động sản, nhất là khi thị trường chứng khoán mới thoat khỏi vụ dotcom và chưa hồi phục trở lại.

Số liệu của giáo sư Taylor cho thấy số nhà xây mới tại Mỹ đã vượt qua quá nhiều so với mức cân bằng thực tế giả thuyết, tạo nên cơn đổ vỡ bong bóng bất động sản năm 2006-2007, qua đó gây nên vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

 Chân dung cá»±u chủ tịch FED Alan Greenspan: Từ cậu bé Do Thái chÆ¡i nhạc rong đến người nắm giữ huyết mạch kinh tế Mỹ suốt 20 năm - Ảnh 6.

Lãi suất cơ bản của FED và lãi suất theo khuyến nghị của giáo sư Taylor

 Chân dung cá»±u chủ tịch FED Alan Greenspan: Từ cậu bé Do Thái chÆ¡i nhạc rong đến người nắm giữ huyết mạch kinh tế Mỹ suốt 20 năm - Ảnh 7.

Số nhà xây mới tại Mỹ trong thời kỳ bong bóng và số nhà cân bằng thực tế theo lý thuyết của giáo sư Taylor (triệu nhà)

Trong cuốn tự truyện sau này phát hành, ông Greenspan thừa nhận mình đã không lường trước được thị trường sẽ đổ vỡ nhanh chóng như vậy và dự đoán sai lầm rằng quy luật bàn tay vô hình sẽ tự động điều chỉnh nền kinh tế cũng như hệ thống tài chính.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo FED này cũng cho rằng chính sự tăng trưởng nóng của Trung Quốc là nguyên nhân khiến dư thừa tài sản tích lũy trên thị trường toàn cầu, qua đó khiến lãi suất dài hạn giảm sâu. Đây là điều mà ông Greenspan không thể nào kiểm soát khi mà FED chỉ có thể kiểm soát lãi suất ngắn hạn.

Hiện vẫn còn những ý kiến trái chiều về công tội của ông Greenspan, nhưng không thể phủ nhận rằng tài năng của ông đã khiến hệ thống tài chính Mỹ vượt qua nhiều cơn sóng gió trong khoảng 1987-2006. Dù đánh giá của các chuyên gia về vị chủ tịch FED là thế nào đi chăng nữa thì sự thực là ông Greenspan cũng giữ vị trí lãnh đạo tổ chức này lâu thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ.

Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928