Jeff Bezos bật mí bí quyết ra quyết định nhanh chóng và trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn

“Bất đồng và cam kết thực hiện” – theo Jeff Bezos, người sáng lập kiêm CEO của Amazon, cụm từ đơn giản này là chìa khóa để công ty đưa ra quyết định trong trường hợp có nhiều ý kiến bất đồng.

 

T phú Jeff Bezos. nh: Jim Watson/AFP/Getty Images.

Trong lá thư gửi cổ đông vào năm 2016, Jeff Bezos đã giải thích lý do ông muốn “ở Amazon, ngày nào cũng là Ngày đầu tiên”. Đồng thời ông cũng đưa ra những lý luận và phương pháp để ngăn chặn những gì ông gọi là “Ngày thứ hai”. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc “bất đồng và cam kết thực hiện”.

Bezos liên tục nhắc nhở các nhân viên của mình rằng đó ở Amazon, hãy xem ngày nào cũng là “Ngày đầu tiên”, đồng nghĩa với việc họ không bao giờ nên tự mãn với thành công của mình. Theo Bezos, “Ngày thứ hai” tượng trưng cho sự ứ đọng.

Trong bức thư ông giải thích rõ thêm rằng: Các công ty theo kiểu “Ngày thứ hai” vẫn đưa ra các quyết định có chất lượng, nhưng họ thường rất chậm chạp.

Do đó, để giữ được nguồn năng lượng và tính linh hoạt của “Ngày đầu tiên”, bạn cần phải bằng cách nào đó đưa ra được những quyết định có chất lượng một cách nhanh chóng. Điều này thật dễ dàng đối với các startup nhưng lại rất khó khăn đối với doanh nghiệp lớn.

Tại Amazon đội ngũ cao cấp luôn sẵn sàng giữ cho tốc độ ra quyết định ở mức nhanh chóng. Trong kinh doanh, tốc độ đóng một vai trò rất quan trọng.

Chúng ta không biết hết tất cả kết quả cuối cùng, nhưng dưới đây có thể là một vài chiến lược giúp chúng ta đưa ra quyết định nhanh chóng:

Thứ nhất, không bao giờ nên áp dụng duy nhất một quy trình đưa quyết định cho tất cả mọi thứ. Rất nhiều quyết định có là quyết định hai chiều, tức là có thể hủy bỏ được.

Thứ hai, đa phần các quyết định nên được đưa ra khi đã có khoảng 70% lượng thông tin cần thiết. Nếu bạn chờ đến khi đạt 90%, có nghĩa là bạn đang chậm chạp.

Hơn nữa, chi phí sữa chữa sai lầm dù sao cũng sẽ đỡ tốn kém hơn bạn tưởng, trong khi nếu chậm chạp thì chi phí sẽ đội lên rất nhiều.

Thứ ba, hãy biết cách sử dụng nguyên tắc “bất đồng và cam kết thực hiện”. Nguyên tắc này sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian.

“Nếu bạn có niềm tin vào một phương hướng cụ thể nào đó mặc dù không có được sự đồng thuận, sẽ rất có ích nếu bạn có thể nói rằng: “Tôi hiểu là chúng ta bất đồng nhưng liệu anh dám đánh cược vào vụ này với tôi không? Bất đồng và cam kết thực hiện?”.

Một khi bạn đã bị dồn đến nước này, không một ai có thể biết biết được câu trả lời chắc chắn và khả năng cao là bạn sẽ nhận được lời đồng ý”, Bezos viết.

Cách tiếp cận này của Jeff Bezos dường như có nhiều điểm tương đồng với cách mà người đồng sáng lập kiêm cố CEO của Intel Andy Grove – người đã qua đời vào năm 2016 – từng làm.

Trong cuốn tiểu sử về Grove, giáo sư của Đại học Harvard Richard S. Tedlow tiết lộ rằng: Một trong những nét văn hóa của Intel là thúc giục nhân viên “đưa ra nhiều ý tưởng nhất có thể – và một khi đã quyết định được ý tưởng thì sẽ biến nó thành vectơ chiến lược”.

Thực tế, nguyên tắc “bất đồng và cam kết thực hiện” từng được sử dụng để giúp Amazon đưa ra quyết định sẽ theo đuổi những sản phẩm mới nào, chẳng hạn như Alexa và Echo.

Đó là một phần trong nguyên tắc lãnh đạo xuyên suốt của Amazon: Mọi người cùng làm việc tạo ra một sản phẩm mới có nghĩa vụ phải chia sẻ ý kiến của họ.

Trang web của Amazon cũng mô tả rõ ràng nguyên tắc này: “Các nhà lãnh đạo có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyết định mà họ không đồng thuận, ngay cả khi họ cảm thấy không thoải mái hoặc mệt mỏi khi làm như vậy.

Các nhà lãnh đạo phải có niềm tin và kiên trì. Họ không thỏa hiệp vì sự gắn kết xã hội. Một khi quyết định được đưa ra, họ phải toàn tâm thực hiện nó”.

Trong bức thư gửi cổ đông năm 2016, Bezos cũng chia sẻ một giai thoại về việc áp dụng nguyên tắc “bất đồng và cam kết thực hiện”.

“Chúng tôi gần đây đã bật đèn xanh cho một chương trình Amazon Studios. Tôi đã bày tỏ quan điểm của mình với đội ngũ thực hiện rằng: ‘Thật khó để nói liệu nó có đủ hấp dẫn hay không, nó khá phức tạp để sản xuất, các điều khoản hợp đồng cũng không có nhiều điểm có lợi và chúng ta còn có rất nhiều những cơ hội khác’.

Trong khi đó, họ lại có một quan điểm hoàn toàn khác và rất mong muốn được triển khai. Tôi ngay lập tức viết thư trả lời rằng: ‘Tôi bất đồng quan điểm nhưng vẫn cho phép họ thực hiện và tôi hy vọng rằng đây sẽ trở thành một chương trình được nhiều người xem nhất mà chúng ta từng làm'”, ông viết.

“Và nếu xét đến thành quả đội ngũ ấy đã đem về cho công ty 11 giải Emmy, 6 giải Quả cầu vàng và 3 giải Oscar, tôi thực sự cảm kích về việc họ đã để cho tôi tham gia ý kiến”, ông tiết lộ thêm.

Kiều Châu (Bizlive)

Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928