Cách giải thoát các CEO khỏi nỗi sợ sụp đổ trong thời kỳ khủng hoảng

CEO, người đứng đầu ngọn sóng của mọi doanh nghiệp, luôn cần giữ cho mình sự tỉnh táo cần thiết, tinh thần vững chãi để chèo lái con thuyền. Vậy nên, bên cạnh kĩ năng quản trị, một CEO tài ba còn là người biết điều khiển trí tuệ cảm xúc của mình đạt cấp độ cao nhất.

(Bài viết của Depak Chopra – nhà sáng lập Chopra Foundation – một tổ chức về tri thức sức khỏe và tâm linh)

Chúng ta luôn sợ những nỗi sợ. Tuy nhiên việc né tránh chúng trong thời điểm khủng hoảng hiện tại có vẻ sẽ không mang lại kết quả gì. Những tin tức không mấy tích cực cứ mỗi ngày một tăng và xã hội trở nên bất an hơn bao giờ hết. Rất nhiều người đã trở nên chìm đắm trong ma trận sợ hãi mà không biết làm thế nào để thoát ra.

Các tác động xã hội có thể đẩy bạn vào ma trận sợ hãi nhưng lại không thể kéo bạn ra. Tìm cách thoát khỏi đó là nhiệm vụ của riêng mỗi người. Tôi tin bài viết này sẽ giúp bạn giải phóng mình khỏi những lo âu và sợ hãi. Hơn nữa, bạn có thể học được cả cách giải thoát mình khỏi nỗi bất an kéo dài một khi dịch bệnh này qua đi.

 Cách giải thoát các CEO khỏi nỗi sợ sụp đổ trong thời kỳ khủng hoảng - Ảnh 1

Chúng ta cần phải vượt qua những cảm xúc tiêu cực để tận hưởng giá trị cuộc sống

Chìa khóa ở đây chính là trau dồi trí tuệ cảm xúc. Thuật ngữ này đã xuất hiện vài năm trước đây, nhưng giá trị của nó thì không bao giờ thay đổi. Khi bạn tập trung vào nó, bạn sẽ đạt được một điều gì đó đáng giá cho cuộc sống của mình.

Dưới đây là 6 nguyên tắc chỉ dẫn cho bạn:

– Không bao giờ phàn nàn, chỉ trích hay biến mình trở thành nạn nhân của cảm xúc

– Tưởng tượng về một tương lai tích cực và sáng tạo cho bản thân

– Không luyến tiếc quá khứ

– Luôn sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra

– Không bị lung lay bởi ý kiến của người khác

– Ý thức về việc phản hồi

Công bằng mà nói, khó có ai có thể áp dụng được cả 6 nguyên tắc trên. Một người có thể sống cả cuộc đời mà không hề chú ý đến trí tuệ cảm xúc. Đặc biệt là với đàn ông, “cảm xúc” thường được cho là một điều gì đó không mong muốn, và việc thể hiện sự nhạy cảm như thể là một biểu hiện của sự yếu đuối.

Tuy nhiên, trí tuệ cảm xúc thực sự chẳng liên quan gì đến giới tính cả. Trên thực tế, việc con người nhìn thấy được cảm xúc của mình mới là đặc điểm tính cách đáng chú ý. Một khi bạn bắt đầu thấu hiểu cảm xúc của riêng mình, bạn có thể chống lại sức mạnh của những cảm xúc không mong muốn như lo lắng hay sợ hãi. Dù muốn hay không, chúng ta đều phải thừa nhận rằng những vấn đề về cảm xúc luôn thu hút chúng ta, cũng giống như những bộ phim Hollywood vậy. Việc thấu hiểu cảm xúc trông có vẻ dễ dàng nhưng chúng ta lại thường bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc. Trong khi đó việc đã từng trải qua những nỗi bất an, sỉ nhục, chối bỏ, hay thất bại… cũng chẳng thể giúp bạn đủ vững vàng để vượt qua những cảm xúc tiêu cực đó.

 Cách giải thoát các CEO khỏi nỗi sợ sụp đổ trong thời kỳ khủng hoảng - Ảnh 2

Emotional Intelligence – Trí tuệ cảm xúc giúp chúng ta rất nhiều trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và công việc 

Việc phát triển trí thông cảm xúc không phải là một điều gì đó đáng sợ hay khó khăn cả. Tất cả những gì bạn cần làm là tập trung chú ý. Bằng cách dừng lại và lùi về sau một chút, bạn có thể thấy được cách bản thân phản ứng tại từng thời điểm khác nhau. Và bạn cũng có thể dựa vào 6 nguyên tắc trên để tự đặt ra cho mình những câu hỏi như:

– Tôi có đang than phiền, chỉ trích hay đóng vai nạn nhân không?

– Tôi có thấy được một tương lai tích cực ở phía trước?

– Tôi có đang “ăn mày” quá khứ không?

– Tôi có nhận thức được những gì đang diễn ra hiện tại không?

– Tôi có lo sợ bị chỉ trích hay đang cố gắng lấy lòng người khác không?

– Liệu tôi có lắng nghe những gì người khác đang cố nói với mình?

Đây không phải là những câu hỏi bí ẩn hay siêu hình gì cả. Chúng ta có thể dừng lại và tự hỏi bản thân bất cứ khi nào mình muốn, và chúng ta nên làm vậy. Tuy nhiên, chúng ta thường hay bị ngăn cản bởi những lề thói cũ và thói quen không thoải mái khi nói về những cảm xúc cá nhân. Có rất nhiều áp lực xã hội khiến chúng ta hành xử với một trí tuệ cảm xúc cực thấp, và điều này làm giảm mức độ cảm xúc ở mỗi người. Kết quả là chúng ta tự đánh bại chính mình. Một vài ví dụ có thể thấy như:

– Chúng ta phản ứng cùng một kiểu đối với hầu hết mọi trường hợp

– Chúng ta bắt chước cách người khác hành xử, đầu tiên thường là từ gia đình

– Chúng ta hành xử tùy hứng mà chẳng hề dành thời gian suy nghĩ

– Chúng ta không nhận ra được cách người khác đang phản ứng với mình

– Chúng ta để cho những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, tức giận, ganh tị và oán giận kiểm soát mình

– Chúng ta dễ dàng phủ nhận và lảng tránh

Và khi những nỗi sợ được tích tụ lại và lớn dần, như bây giờ đây, thì chúng ta sẽ khó  lòng hoặc không thể tìm cách thoát ra. Chúng ta sẽ cố lảng tránh và chối bỏ chúng, để rồi lại đóng vai là nạn nhân của cảm xúc. Nhưng thay vì vậy, hãy nói với bản thân rằng chúng ta cần kiểm soát chính mình hơn bao giờ hết. Và những gì cần làm ở đây không không phải là tự kiểm soát cảm xúc nữa mà là nhanh chóng hồi phục chúng.

 Cách giải thoát các CEO khỏi nỗi sợ sụp đổ trong thời kỳ khủng hoảng - Ảnh 3

Thiền định giúp tâm tĩnh lặng để bạn thấu hiểu cảm xúc của mình hơn 

Khả năng hồi phục là khía cạnh quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc. Bạn cho phép cảm xúc diễn ra một cách tự nhiên chứ không tìm cách ngăn cản hay kiểm soát nó. Một khi cảm xúc đó qua đi, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và có thể quay trở lại trạng thái bình tâm.

Tâm trí chúng ta về bản chất là yên tĩnh. Trạng thái cân bằng này chính là nền tảng để phát triển trí tuệ cảm xúc. Bạn cần sự cân bằng này để có thể điều khiển tâm trí mình theo ý muốn. Trạng thái này thường là tự nhiên trừ khi có sự tác động của căng thẳng và khủng hoảng. Vì vậy chúng ta phải loại bỏ chúng, và cách tốt nhất là thông qua thiền định. Thiền không chỉ giúp đưa tâm trí của bạn về trạng thái cân bằng mà còn cho phép bạn quan sát được những gì đang diễn ra và cảm nhận được sự tĩnh lặng trong tâm trí.

Tóm lại, đây chính là cách giúp bạn thoát khỏi những nỗi sợ mãi mãi. Sẽ tốt  hơn rất nhiều nếu có thể giảm bớt những bất an, lo lắng luôn thường trực quanh ta. Trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tăng cường sự nhận thức và giải phóng bạn khỏi những căng thẳng và lo âu.

Contact CEO Club

Footer Subheading

Contact Information
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928