Ý tưởng dù tốt cũng không bằng khả năng thuyết phục cao

Rất nhiều doanh nghiệp có những ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, chỉ có những doanh nghiệp biết cách bán những ý tưởng của họ mới trở nên thành công.

Tyler Odean vốn là giám đốc sản phẩm của Google, trước khi chuyển sang làm việc cho Reddit và Pinterest. Ông là người đánh giá rất cao khả năng thuyết phục trong kinh doanh, thay vì những ý tưởng tuyệt vời.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018, ông cho rằng không thể đánh giá thành công của những người có tầm nhìn như Steve Jobs chỉ thông qua việc có sở hữu những ý tưởng tốt hay không. Vấn đề chính nằm ở việc họ có khả năng thuyết phục nhiều người theo dõi họ liên tục trong hành trình tạo ra những sản phẩm độc đáo đó.

Odean đã có những cuộc nói chuyện chuyên đề về sức thuyết phục trong nhiều năm dựa trên những nguyên tắc mà nhà tâm lý học Daniel Kahneman vạch ra trong cuốn sách  “Tư Duy Nhanh Và Chậm”. Kahneman cho rằng bộ não có hai hệ thống tư duy tác động đến con đường nhận thức. Hệ thống 1 nhanh, tự động và chủ yếu là vô thức. Hệ thống 2 chậm, có chủ ý và đòi hỏi tư duy phân tích sâu hơn, sâu sắc hơn.

Khi chúng ta cần xây dựng, trao đổi một thông điệp, nếu chỉ hướng về mặt logic là không đầy đủ. Chúng ta tin tưởng doanh nghiệp nào đó không phải vì tầm nhìn của họ là hoàn hảo, mà bởi vì họ kiểm soát được nó. Cách họ giao tiếp rõ ràng cho chúng ta cảm giác an toàn. Đó chính là sự thuyết phục.

 Ý tưởng dù tốt cũng không bằng khả năng thuyết phục cao - Ảnh 1

Để trở thành một doanh nhân thành công không chỉ là thuyết phục mọi người mua sản phẩm hoặc đầu tư vào công ty của bạn. Yêu cầu cao hơn là tạo ra một mạng lưới kết nối sâu sắc, những người nhiệt tình với ý tưởng của bạn và nhận thấy được sự phát triển. Dưới đây là một vài ý tưởng để bắt đầu tạo dựng sự thuyết phục:

Tạo dựng uy tín

Luật sư Nhân quyền Bryan Stevenson, diễn giả nổi tiếng trên TED Talk về cải cách hệ thống tư pháp hình sự, không mở đầu với việc giới thiệu bằng cấp hay giải thưởng danh giá mà ông ta đạt được. Ông luôn nói: “Tôi dành phần lớn thời gian trong các nhà tù với các bản án tử hình. Tôi dành phần lớn thời gian của mình trong các cộng đồng thu nhập thấp trong các dự án tưởng chừng như vô vọng.” Thông tin này quan trọng hơn nhiều đối với những người nghe. Họ thậm chí không biết ông ấy là ai nhưng họ có thể tin vào những gì ông ấy nói.

Một yếu tố khác không thể thiếu trong việc thiết lập uy tín là trung thực. Một lời nói dối hoặc trình bày sai đủ để gây tổn hại vĩnh viễn cho danh tiếng. Warren Buffett từng nói nói: “Phải mất 20 năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ mất có 5 phút để hủy hoại nó.”

Học cách lắng nghe

Khi nói đến sức thuyết phục, điều quan trọng là phải cho mọi người thấy rằng bạn có thể cung cấp một giải pháp thực sự cho vấn đề. Để làm điều này một cách hiệu quả, bạn phải lắng nghe người đối diện của mình để thực sự hiểu những gì họ cần và làm thế nào để bạn có thể giúp đỡ.

Khi nói chuyện với ai đó, hãy dành cho họ sự quan tâm tối đa. Nhìn vào mắt họ, sử dụng tên của họ trong suốt cuộc trò chuyện và tránh ngắt lời. Điều này sẽ gửi thông điệp rằng bạn coi trọng người đối diện và ý kiến của họ.

Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy nếu bạn muốn thuyết phục ai đó, tốt hơn hết là hãy lắng nghe cẩn thận và trả lời dựa trên quan điểm của họ. Cùng với thời gian, sự tin tưởng được xây dựng thông qua việc lắng nghe cẩn thận sẽ cho phép chúng ta ảnh hưởng đến các quyết định của họ.

Sử dụng lời nói hiệu quả

Nghệ thuật thuyết phục đã thay đổi rất nhiều trong 2.000 năm qua. Edith Hall, giáo sư tại Đại học King, trong cuốn sách “phương pháp của Aristotle” ghi chú rằng: Khi đưa ra quan điểm một cách thuyết phục, Aristotle cho rằng một cuộc tranh luận nên được diễn đạt gọn nhẹ và càng ít từ càng tốt.

Như Odean nhận định, nếu thông tin mà bạn đưa ra quá dày đặc, hệ thống 2 sẽ được gọi để phân tích. Hệ thống 1 sẽ đánh mất cơ hội tạo ra rung động quý giá. Aristotle nhận thấy điều đầu tiên chúng ta nói là quan trọng nhất vì sự chú ý sẽ giảm dần theo thời gian. Nói cách khác, hãy bắt lấy khoảnh khắc tạo hiệu quả trong cuộc nói chuyện.

Kể một câu chuyện

Khi lôi cuốn hệ thống 1 giống như cách cuốn hút trẻ con – không có gì hiệu quả hơn là kể một câu chuyện. Mọi người chú ý nhiều hơn khi họ nghe một câu chuyện thay vì chỉ trần thuật sự thật, đặc biệt là khi nó áp dụng trực tiếp vào lợi ích của họ.

Làm thế nào sử dụng cách kể chuyện để thuyết phục? Chìa khóa là tạo ra các kết nối giữa những gì khán giả của bạn đang nghĩ, những gì họ đã tin và những gì bạn muốn họ tin. Đối với việc chọn một câu chuyện có một nguyên tắc nhỏ nên là hướng đến nội dung cá nhân.

Giám đốc nghệ thuật Chris Anderson của TED cho rằng những câu chuyện có thể tạo ra kết nối tốt nhất là những câu chuyện về cá nhân bạn hoặc về những người gần gũi với bạn. Những câu chuyện về sự thất bại, bất hạnh hay thảm họa được kể một cách chân thực sẽ thúc đẩy sự gắn kết sâu sắc.

Hãy tự tin

Để người khác tin vào bạn, bạn phải tin vào chính mình. Để đạt được sự tự tin, hãy nói một cách bình tĩnh bằng những câu rõ ràng, thẳng thắn. Mục tiêu không phải chỉ là người phát ra âm thanh mà là người phát ngôn đã có sự chuẩn bị, đưa thông tin và có thẩm quyền. Tránh dùng lặp từ cảm thán như à, uhm… mang đến cảm giác không chắc chắn. Hãy vạch ra những gì bạn định nói trước khi nói. Tự thuyết phục bản thân để xóa bỏ những nghi ngờ trước khi bạn bắt đầu.

Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928