Bí kíp lãnh đạo của CEO công ty doanh thu 3 tỷ USD (Phần 2)

Lãnh đạo không phải là làm cho ai đó tin vào bạn, mà là làm cho ai đó tin vào chính họ.

 

Trong chương trình trò chuyện với doanh nhân “If I Knew Then: Leadership Lesson” (tạm dịch là “Biết trước đã giàu – Bài học của các ông chủ”), CEO của công ty tên miền và dịch vụ mạng hàng đầu thế giới GoDaddy đã chia sẻ 12 bí quyết làm nên thành công của mình.

6. Cạnh tranh với chính mình 

Hãy cạnh tranh với bản thân mình của ngày hôm qua. Mỗi ngày bạn có ba lựa chọn: Bạn có thể giỏi hơn, tệ hơn, hoặc là vẫn chỉ giậm chân tại chỗ.

Bằng cách thực tâm muốn thay đổi chính mình để tiến bộ hơn nữa, bạn có thể cải thiện con người của mình so với ngày hôm qua.

7. Xây dựng văn hóa “Cho” và “Nhận

Lời khuyên thứ hai mà Bhutani học được từ cha mẹ để có được thành công ngày hôm nay chính là sự khiêm tốn. Có thể thấy, trong hầu hết các nền văn hóa châu Á, từ Ấn Độ, Thái Lan đến Trung Quốc và Nhật Bản, người ta khoanh tay và cúi đầu để chào và tạm biệt.

Đó là một nét văn hóa để cho đi và nhận lại sự tôn trọng chính bằng việc thể hiện sự khiêm tốn của bản thân mình

 

8. Mỗi người đều có cho mình những món quà, và nhiệm vụ của người lãnh đạo là làm sao để nhân sự tiếp cận những món quà đó một cách dễ dàng hơn

Bhutani đã kể một câu chuyện ngụ ngôn về một nhà hiền triết và một cây xoài, vua của tất cả các loại trái cây ở Ấn Độ. Nó có xơ, ngon ngọt và có tới 100 loại khác nhau. Thế nhưng để hưởng trái ngọt thì cần phải kiên nhẫn. Bởi vì bạn phải gieo một hạt giống xuống đất và đợi 5 năm để nó lớn lên. Khi đó, các cành của cây xoài trở nên to và nặng; càng nhiều quả thì cành càng trĩu xuống hoặc rạp xuống đất.

Đạo lý của câu chuyện chính là một nhà lãnh đạo phải có nhiệm vụ đưa trái xoài gần mặt đất hơn để nhiều người có thể chia sẻ nhau những trái ngọt đó.

9. Hãy sống như một nhà điêu khắc, đừng chỉ làm họa sĩ

Trong hội họa, bạn có thể vẽ thêm nhiều lớp màu đè lên để sửa lỗi hoặc làm cho nó trông khác đi so với ban đầu. Nhưng trong điêu khắc, tất cả việc bạn cần làm chỉ là việc loại bỏ những phần thừa thãi để làm lộ ra cả một tác phẩm nghệ thuật.

Hãy chú trọng vào những thứ quan trọng và loại bỏ đi những thứ không thiết yếu – đó chính là thông điệp của Bhutani

10. Công thức để chiến thắng

 

Không có chiến thắng nào là ngẫu nhiên và nó có thể được tạo dựng nên thông qua công thức sau: Trước hết, hãy khiến cho đội ngũ của mình tin tưởng, sau đó, cân nhắc xem liệu bạn có muốn giữ ý tưởng này hay không; và cuối cùng, tiếp tục thực hiện nó cho đến khi bạn biến niềm tin chung thành một điều gì đó nhỏ bé.

Việc nhỏ thành công tất đại sự khắc thành công. Một khi bạn chiến thắng với tầm nhìn nhỏ này, bạn và cả tập thể của mình có thể cùng nhau tin tưởng vào những điều lớn lao hơn. Công thức này có thể cho phép bạn và đội ngũ của mình làm việc thông minh hơn và tạo ra giá trị.

11. Thắng không kiêu, bại không nản!

Thua hôm nay để thắng ngày mai. Đừng sợ thất bại. Bởi thất bại là mẹ thành công.

Những người thành công thường không chia sẻ những bài học cuộc sống xung quanh những khoảnh khắc mà họ đã làm mọi thứ đúng đắn, bởi vì những khoảng thời gian đó không dạy cho họ điều gì.

Bhutani lớn lên với khái niệm đó và từ “Shokunin” đại diện cho hình ảnh một người làm nghề thủ công luôn hướng tới việc cải thiện nghề của họ mỗi ngày. Tương tự như vậy, thất bại cho phép bạn biến mình trở thành người thợ thủ công đó.

Bhutani thường yêu cầu các ứng viên cho ông một ví dụ về thất bại mà họ gặp phải: “Tôi đang tìm kiếm những người sẽ cố gắng rất nhiều và vượt qua ranh giới mà họ đặt ra cho bản thân để có thể dũng cảm nói rằng họ đã thất bại.”

 

12. Lãnh đạo không phải là làm cho ai đó tin vào bạn, mà là làm cho ai đó tin vào chính họ.

Để đạt được thành công này chỉ cần đơn giản thực hiện 3 bước:

  • Tin tưởng vào nhân sự, và tin tưởng vào họ với tư cách một nhà lãnh đạo.
  • Cho họ cơ hội và để họ tham gia.
  • Hãy kiên nhẫn. Nếu họ không thành công trong lần đầu tiên, hãy cho họ cơ hội thứ hai.
Contact CEO Club

Footer Subheading

Contact Information
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928