Với tinh thần làm việc hăng say, nghị lực và lòng say mê với khoa học, từ cậu bé Soichiro Honda khốn khó đã trở thành Chủ tịch tập đoàn Honda hùng mạnh, danh tiếng vang xa thế giới.
Năm 1907, Soichiro Honda sinh ra trong một gia đình theo nghề thợ rèn. Ông là một trong 4 “thần kinh doanh” Nhật Bản (Kazuo Inamori, Konosuke Matsushita, Akio Morita và Soichiro Honda). Cũng giống như Konosuke Matsushita, Soichiro Honda xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Gia đình chỉ đủ tiền cho ông học hết tiểu học, thế nên trình độ của Honda chỉ đáp ứng được các công việc làm công ăn lương.
Nhưng số phận của ông vẫn tốt hơn Matsushita Konosuke, Matsushita đi làm khi mới 10 tuổi, còn Honda bắt đầu làm việc khi ông 16 tuổi. Ông đặt chân đến Tokyo – thủ đô của Nhật Bản, và học việc tại một tiệm sửa chữa xe ô tô tên Art Shokai.
Honda làm việc tại tiệm sửa xe trong 6 năm. Trong 6 năm đó, Honda đã không ngừng học tập những kiến thức về xe ô tô. Khoảng thời gian học việc đã khiến một người từ nhỏ đã thích thú về các thiết bị máy móc như Honda tìm được giấc mơ thật sự của mình.
Sáu năm sau, ông quyết định khởi nghiệp. Ông trở về quê hương Hamamatsu và tự mình mở một tiệm sửa chữa ô tô, đặt tên là “Chi nhánh của Art Shokai”
Với tư cách là một kỹ thuật viên sửa chữa ô tô có trình độ, hoạt động kinh doanh tiệm sửa xe của Honda ngày càng bùng nổ. Công việc tiếp xúc với ô tô mỗi ngày không khiến Honda cảm thấy chán ngán, ngược lại khiến ông nhận ra đam mê mà mình phải theo đuổi là sản xuất ô tô.
Ông biết rằng sửa xe có thể kiếm ra tiền, nhưng khó có thể kiếm ra một số tiền “to”. Vốn là một người nghèo, ông hiểu rằng càng nghèo thì con người ta càng dám liều. Thế là, trong thời kỳ tiệm sửa xe của ông đang hoạt động mạnh nhất, ông đã quyết định đóng cửa tiệm.
Năm 1934, Honda thành lập công ty Tokai Seiki, và đây chính là lần khởi nghiệp đầu tiên của ông. Trong lần khởi nghiệp này, ông đã cống hiến hết mình cho ngành công nghiệp sản xuất. Dưới sức hút mãnh liệt của ngành công nghiệp, ông đã phát triển thành công “máy cắt tự động hình cánh quạt”. Phát minh của ông đã thành công rực rỡ.
Đúng lúc tưởng rằng bản thân sắp thành công thì bất ngờ động đất xảy ra, công ty của Honda thua lỗ nặng và tuyên bố phá sản.
Honda không nản lòng trước đả kích này, với kinh nghiệm tích lũy được từ lần khởi nghiệp đầu tiên này, ông đã không ngừng ngại bắt đầu lần mạo hiểm thứ hai.
Năm 1946, Honda thành lập “Viện nghiên cứu công nghệ Honda” – đây chính là tiền thân của hãng Honda. Vào cuối Thế chiến thứ II năm 1946, Honda đã nắm bắt cơ hội và phát triển một chiếc “xe đạp gắn động cơ”, sản phẩm này được thị trường đón nhận rộng rãi. Sau đó, Honda đã dẫn dắt các nhân viên của công ty chính thức bước chân vào lĩnh vực xe máy, và họ cho ra đời chiếc xe máy “Super Wolf”.
Sau nhiều năm vất vả xây dựng, ông đã viết nên lịch sử Honda vô cùng lừng lẫy, biến công ty nhỏ với quy mô chưa đến 20 nhân viên trở thành một tập đoàn đa quốc gia hàng tỷ đô, và là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới.
Soichiro Honda làm chủ tịch tập đoàn cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1973. Sau thời gian này, ông vẫn giữ chức vụ giám đốc và cố vấn cấp cao vào năm 1983. Tạp chí People đã xếp ông vào danh sách “25 người đáng chú ý nhất năm” (1980) và gọi ông là Henry Ford của Nhật Bản. Khi nghỉ hưu, ông vẫn bận rộn với công việc tạo dựng quỹ “Honda Foundation” nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Sau “chiếc xe đạp máy”, tên tuổi của Honda đã vươn ra biến lớn. Ảnh: Internet
Một tính cách rất đáng để yêu thích của Honda là cách ông đối xử với nhân viên của mình. Có thể do Honda cũng đi từ dưới lên nên ông không hề có tí nào ra vẻ “bề trên” cả. Ông luôn tôn trọng sự sáng tạo và cá tính riêng của từng nhân viên. Trong công ty của ông, từ nhân viên tuyến đầu cho đền chủ tịch công ty, tất cả đều phải mặc đồng phục.
Honda cho phép nhân viên thay đổi nơi làm việc và để họ thành thạo nhiều kỹ năng hơn. Sau khi nhân viên thành thạo nhiều kỹ năng cơ bản, họ chắc chắn sẽ có một số ý tưởng mới, sau đó Honda sẽ đưa họ vào viện nghiên cứu nội bộ của công ty để thực hiện công tác nghiên cứu.
Nhờ cách làm này mà nhân viên có thể cảm nhận được sự tích cực từ nơi ông, và họ nguyện nỗ lực hết sức để chuẩn bị cho sự phát triển của công ty. Chính nhờ phương pháp quản lý này mà Honda có thể trở thành “Honda của thế giới”.
Không bao giờ bắt chước một ai
Dù hoàn cảnh ra sao, Honda luôn có sự tôn trọng tuyệt đối đối với sự sáng tạo. Ông đã thích sáng tạo cái mới từ khi còn là một đứa trẻ, và sau khi trở thành chủ tịch, ông cũng luôn hỗ trợ những nhân viên nào thích sáng tạo.
Việc thành lập Viện nghiên cứu công nghệ Honda cho phép nhiều công nhân tuyến đầu có cơ hội sáng tạo. Ông chưa bao giờ sợ nhân viên thiếu tính sáng tạo, ông chỉ sợ nhân viên triệt tiêu khả năng sáng tạo của mình.
Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những người khởi nghiệp hiện nay. Khi cuộc sống giải trí của con người ngày càng phong phú, thì việc sáng tạo ngày càng trở nên khó khăn. Làm thế nào để sáng tạo trên nền tảng có sẵn là một bài toán khó. Nếu có ý tưởng đổi mới thì sẽ thành công, còn nếu không thì chỉ có thể giậm chân tại chỗ.
Phương châm “lấy con người làm gốc”
Trong khi các ông chủ của các công ty nhỏ mặc vest và đi giày da. Thậm chí nhiều công nhân nhà máy còn chưa bao giờ biết mặt sếp của họ trông như thế nào. Thật khó tin khi một chủ tịch Honda lại mặc đồng phục như công nhân khi đi làm.
Honda là người đầu tiên có cách tiếp cận nhân viên như vậy. Hành động này tạo sự gắn kết rất lớn với nhân viên, điều mà hiếm có công ty nào có thể có được.
Cách làm của Honda không có nghĩa là ai làm ông chủ cũng phải mặc đồng phục giống nhân viên. Điều quan trọng là ông chủ phải quan tâm đến cảm xúc của nhân viên và vun đắp cho sự gắn kết của tập thể, chứ không phải coi nhân viên là “người làm công”.
Nói cho cùng, thành công của Soichiro Honda chính là một huyền thoại. Ông không bao giờ nói về chuyện giàu nghèo. Cách cư xử của ông với mọi người xung quanh là hành động của một quý ông thực thụ, những đức tính của ông rất đáng để mỗi chúng ta học hỏi.
Phương Thu
Theo Nhịp sống kinh tế
Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.
Message Submitted!