Để làm nên thành công của Apple trong suốt thời gian dài, Steve Jobs đều có những kế hoạch khôn ngoan và độc đạo được thể hiện ngay trong những bài phát biểu trong lễ ra mắt sản phẩm.
Một đoạn trích trong cuốn sách của mình, Tony Fadell ”cha đẻ iPod” đã viết về quãng thời gian làm việc tại Apple, đặc biệt là những bài học ông học hỏi được từ Steve Jobs. Chia sẻ trên Fast Company, ông nhớ mình từng ngồi trên khán đài xem Steve Jobs nói với cả thế giới về chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.
Bài thuyết trình của nhà đồng sáng lập Apple đã đi vào lịch sử, khi trở thành một trong những bài phát biểu hay nhất trong lịch sử của hãng.
Chiến thuật ”gây nghi ngờ” để thu phục khách hàng
Mở đầu bài thuyết trình của mình cách đây 15 năm, ông khẳng định đây là ngày đã được mong đợi suốt 2,5 năm.
”Một sản phẩm mang tính cách mạng ra đời sẽ thay đổi mọi thứ và Apple đã làm được. Sẽ thật may mắn nếu bạn sử dụng một trong những sản phẩm của chúng tôi trong cuộc sống của mình…
Năm 1983, chúng tôi giới thiệu Macintosh. Nó không chỉ thay đổi Apple mà làm mới toàn bộ ngành công nghiệp máy tính.
Năm 2001, chúng tôi giới thiệu chiếc iPod đầu tiên. Không chỉ thay đổi cách nghe nhạc, nó còn thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc.
Ngày hôm nay, chúng tôi giới thiệu 3 sản phẩm mang tính cách mạng trong lĩnh vực này: một chiếc iPod màn hình rộng với điều khiển cảm ứng, chiếc điện thoại di dộng thông minh mang tính cách mạng và một thiết bị truyền Internet có tính đột phá. Tuy nhiên không phải là 3 thiết bị riêng biệt, đây là một thiết bị chúng tôi gọi là iPhone. Hôm nay, Apple sẽ phát minh lại điện thoại, và nó đang ở đây”, Steve Jobs nói.
Những phần còn lại của bài phát biểu cũng rất quan trọng không kém. Sau khi giới thiệu, ông nhắc với khán giả về những vấn đề mà Apple đang giải quyết cho họ. Ông so sánh tính năng giữa điện thoại di động thông thường và điện thoại thông minh trước khi đi sâu vào chiếc điện thoại iPhone.
Sau phần gây tò mò, ông sử dụng chiến thuật ”gây nghi ngờ” nhằm nhắc nhở mọi người về những khó chịu hay nỗi thất vọng thường gặp phải trước đây trong quá trình sử dụng điện thoại. Sau đó, Jobs mới giới thiệu thiết bị của mình nhằm giải quyết những vấn đề này và gợi sự hứng thú cho khách hàng.
Theo Tony Fadell, Steve là bậc thầy về điều này. Trước khi bạn biết sản phẩm có tác dụng gì, ông luôn dành thời gian để giải thích lý do tại sao bạn cần sử dụng nó. So với những CEO khác Jobs nhận thức rõ điểm mới lạ của sản phẩm mình là gì và dành cho đối tượng nào. Ông luôn lồng ghép khách hàng và giới truyền thông vào bài thuyết trình của mình.
Vì vậy những bài thuyết trình của ông không chỉ đơn giản là bài nói. Nó là một câu chuyện có thông điệp và ý nghĩa rõ ràng.
Để làm được điều này Steve không bao giờ đọc thuộc kịch bản trước khi lên sân khấu. Câu chuyện này đã được ông kể mỗi ngày, mỗi tháng trong suốt quá trình phát triển sản phẩm cho đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nếu họ không hiểu, cố CEO Apple sẽ sửa chữa bài nói của mình cho đến khi trở nên hoàn hảo.
Hành vi đồng cảm để khách hàng hành động
Một câu chuyện hay là câu chuyện của sự đồng cảm. Những bài phát biểu của nhà sáng lập Táo khuyết là sự kết hợp của sự thật và nhu cầu của người dùng. Điều này đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức sâu sắc về sản phẩm của mình để có đủ thông tin lập luận. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều, nó sẽ chỉ mang tính thông tin nhàm chán, không đủ thuyết phục người dùng hành động.
Vì thế, Steve đã kết nối thông tin với nhu cầu, cảm xúc của người dùng. Những lo lắng, sợ hãi của khách hàng hoặc một hướng đi mới khi sử dụng sản phẩm mới được nhắc trong bài nói sẽ tạo điều kiện để khách hàng quyết định bỏ tiền mua thiết bị mới.
Mỗi người sẽ có góc nhìn và cách tiếp nhận câu chuyện của các thương hiệu theo nhiều cách khác nhau. Chính vì điều này, Steve Jobs luôn sử dụng phương pháp loại suy để biến những chủ đề phức tạp thành điều đơn giản, đời thường nhất.
Đây là một điều khác mà Tony Fadell học được từ Steve Jobs. Nhà đồng sáng lập Táo khuyết liên tục mở ra những khả năng mới cho khách hàng bằng những tính năng mới nằm trong thiết bị của mình. Bằng chứng là khẩu hiệu “1.000 bản nhạc nằm trong túi” của iPod vào thời điểm ra mắt đã trở thành câu nói thương hiệu và có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Vào thời điểm đó, người dùng thường sử dụng băng đĩa hoặc CD cùng với những đầu máy cồng kềnh nhưng chỉ nghe được 10-15 bài hát trong 1 lần. Vì vậy, slogan “1.000 bản nhạc nằm trong túi” đã tạo ra một hình ảnh đối lập, khiến người dùng không khỏi tò mò và phấn khích về sản phẩm iPod của ông.
Theo Đinh Anh
Contact us and we would love to to answer any questions you may have.
Message Submitted!