Amazon đã phải mất 10 năm cho mảng điện toán đám mây và rất có khả năng hãng cũng định dùng khoảng thời gian tương tự cho mảng kinh doanh mới là Logistic.
Trong cuộc họp báo công bố kết quả kinh doanh gần đây của Amazon, chuyên gia phân tích Colin Sebastian của Baird Equity Research đã có hai câu hỏi với CFO Brian Olsavsky.
Câu hỏi đầu tiên liên quan đến mảng điện toán đám mây Amazon Web Services và câu hỏi thứ hai là về mảng Logistic.
Logistic là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Điều khá ngạc nhiên là ông Olsavsky trả lời nhanh chóng câu hỏi thứ nhất nhưng lại không giải đáp thắc mắc thứ 2. Đây có lẽ là điều dễ hiểu bởi Amazon thường không trả lời những vấn đề có liên quan đến chiến lược trong tương lai.
Không phải tự nhiên mà chuyên gia Sebastien hỏi về Logistic khi có rất nhiều bằng chứng cho thấy Amazon sẽ tập trung đầu tư hơn nữa vào thị trường 400 tỷ USD này trong tương lai.
CFO Brian Olsavsky
Thị trường 400 tỷ USD
Trong vài tháng qua, Amazon đã có những động thái cho thấy tham vọng tiếp cận thị trường Logistic như mua thêm phương tiện vận tải, ghi thêm mảng dịch vụ cung cấp vận chuyển hàng hóa trong báo cáo thường niên, cải thiện hệ thống điều phối giao hàng tại một số thị trường…
Đặc biệt, Amazon có ý định mở rộng các nhà kho chưa hàng và nếu kế hoạch này hoàn thành, khả năng trữ hàng của công ty thậm chí còn vượt qua cả những đối tác chuyên về logistic hiện nay như UPS hay FedEx.
Hiện nay, Amazon vẫn phải cộng tác với các công ty Logistic tầm cỡ đề hoạt động, nhưng rõ ràng hãng đang có kế hoạch giảm dần phụ thuộc cũng như “tham chiến” mảng kinh doanh này.
Năm 2013, Amazon đã xây dựng một kế hoạch mang tên “Dragon Boat”, theo đó hãng dự kiến sẽ tham gia thực hiện mọi công đoạn trong dịch vụ logistic, từ nhận hàng tại nhà máy Trung Quốc cho đến vận chuyển cho khách hàng ở Mỹ.
Kế hoạch trên thể hiện tham vọng của Amazon nhằm cắt giảm chi phí mảng logistic mà hãng đang phải hợp tác với bên thứ 3. Khi đó, khách hàng mua sản phẩm trên Amazon sẽ liên hệ vận chuyển trực tiếp với hãng chứ không phải thông qua DHL, UPS hay FedEx.
Cũng trong cuộc họp báo trên, khi được một chuyên gia khác hỏi về mảng logistic, CFO Olsavsky chỉ nhún vai và cho biết hãng sẽ tăng cường hoàn thiện, mà không phải thay thế, mảng kinh doanh này nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Trung tâm chuyển phát của Amazon tại Phoenix
Thành công từ Amazon Web Services
Mặc dù nhiều khả năng Amazon sẽ đầu tư thêm vào ngành logistic nhưng việc đưa mảng kinh doanh này bùng nổ như điện toán đám mây-Amazon Web Services là không hề dễ dàng.
Tập đoàn thương mại điện tử này sẽ phải tốn vài năm để lên kế hoạch chuẩn bị đầy đủ và thực hiện, đồng thời tạo tiếng vang đủ lớn nhằm thu hút khách hàng.
Rất có thể Amazon sẽ bắt đầu mảng logistic của mình với quy mô nhỏ và chỉ nhằm phục vụ cho công ty. Sau khi đã có kinh nghiệm, hãng mới bắt đầu mở rộng kinh doanh và đề nghị cung cấp dịch vụ này cho những doanh nghiệp khác có nhu cầu.
Điều này cũng tương tự như Amazon Web Services khi hãng xây dựng mảng điện toán đám mây chỉ để phục vụ mảng kinh doanh trực tuyến cốt lỗi của công ty.
Giờ đây, Amazon Web Services đã đem về bình quân 8 tỷ USD doanh thu hàng năm cho công ty và trở thành một trong những dịch vụ phổ biến nhất trong mảng điện toán đám mây. Từ những startup nhỏ cho đến các tập đoàn lớn như Netflix hay GE đều dùng dịch vụ này.
Amazon đã phải mất 10 năm cho mảng điện toán đám mây và rất có khả năng mảng logistic của công ty cũng cần khoảng thời gian tương tự.
Theo Trí Thức Trẻ
Contact us and we would love to to answer any questions you may have.
Message Submitted!