Gắn bó với ngân hàng hơn 20 năm, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc OCB tâm niệm đây không chỉ là nghề mà còn là niềm đam mê của mình. Và ông khuyên các bạn trẻ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần định hướng cho tương lai của mình và hiện thực hóa bằng quyết tâm cao.
Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thu hút và giữ chân người tài cần phải được thực hiện liên tục để duy trì những vị trí quan trọng. Việc chiêu mộ nhân tài đã khó, giữ chân họ lại càng khó hơn. Hãy lưu ý đến hai yếu tố quan trọng sau đây để giữ chân những cá nhân xuất sắc trong công ty, đồng thời thu hút thêm những nhân tài mới.
Bất kỳ thông tin chia tách một tập đoàn lớn nào cũng đều thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và chuyên gia phân tích. Nhất là khi công ty bị chia tách đó lại là HP, một trong những hãng công nghệ đã định hình nên thung lũng Silicon và cuộc cách mạng máy tính cá nhân (PC).
Đầu tháng 5.2013, Kazuo Hirai đã có thể ăn nói với cổ đông khi hãng điện tử Nhật Sony có lãi trở lại sau 4 năm thua lỗ. Khi đó, Sony đã lãi ròng 43 tỉ yên, tương đương 435 triệu USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31.3.2013.
Larry Ellison, nhà sáng lập tập đoàn phần mềm Oracle, nổi tiếng là người ưa thích sự thái quá. Nắm trong tay khối tài sản ước tính 46 tỉ USD (xếp thứ 7 danh sách người giàu thế giới), Ellison đã xây dựng một ngôi nhà phong cách Nhật đồ sộ tại Thung lũng Silicon, mua những miếng đất lớn mà ai cũng thèm muốn tại Malibu và gần đây tài trợ cho đội vô địch giải America’s Cup năm ngoái. Cách đây 2 năm, ông đã bỏ tiền mua cả một hòn đảo ở Hawaii.
Chúng ta thường tránh những tình huống có thể khiến bản thân gục ngã, nhưng nếu không thất bại, bạn không thể học hỏi. Và nếu không học hỏi, bạn sẽ không thể tiến bộ.
Thomas Eisenmann tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard và hiện là giáo sư Quản trị – Khởi nghiệp tại đây. Ông từng làm việc cho McKinsey và hãng tư vấn Booz Allen Hamilton. Trên LinkedIn, Eisenmann đã chia sẻ quan điểm về thất bại và kỹ năng học hỏi từ thất bại.
Gần đây, tôi và đồng nghiệp Shikhar Ghosh bắt đầu một dự án nghiên cứu về những thất bại khi khởi nghiệp. Tôi đã từng viết về vấn đề lòng tự trọng của doanh nhân có liên quan thế nào đến kết quả việc kinh doanh của họ. Nhưng khi bắt đầu dự án này, tôi mới cảm thấy có động lực để chia sẻ quan điểm cá nhân về việc này. Hè năm ngoái, tôi có một bài diễn văn trong lễ tốt nghiệp trường cấp ba cũ của mình – trường Padua Franciscan. Tôi đã nói về sự thất bại và những gì chúng ta có thể học hỏi từ nó. Cụ thể như thế này:
Xin chào khóa 2013. Cám ơn vì đã mời tôi đến dự buổi lễ tốt nghiệp của các bạn. Và chúc mừng, các bạn có rất nhiều điều để tự hào! Nhưng tôi không ở đây để ăn mừng những thành tựu của các bạn. Tôi muốn nói về thất bại – và về cách mà bạn có thể thất bại một cách tốt hơn.
Có hàng triệu cuốn sách viết về đề tài “cân bằng giữa cuộc sống và công việc”, nhưng chúng ta không thể nào cân bằng được nếu làm việc tận năm ngày mà chỉ được nghỉ có hai ngày.