Sau khi liên tiếp khai trương văn phòng đại diện tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia trong chưa đầy một năm, hãng công nghệ hàng đầu thế giới Google cuối cùng cũng bắt đầu chú ý đến thị trường Việt Nam. Ông Julian Persaud, Tổng Giám đốc Google Đông Nam Á, đã trao đổi với NCĐT xung quanh vấn đề này.
Vì sao Google vẫn chưa chính thức vào Việt Nam?
Mọi chuyện đều cần có thời gian. Năm 2007 chúng tôi mới đặt chân đến khu vực Đông Nam Á và khai trương tổng hành dinh Singapore này. Chuyện mở văn phòng đại diện tại một thị trường mới không hề đơn giản. Bên cạnh hàng tá thủ tục và công việc phải thực hiện, chúng tôi còn phải nghiên cứu rất kỹ luật pháp liên quan đến công nghệ thông tin của nước sở tại để tránh những sự cố không đáng có. Ngoài ra, Google còn phải dựa vào tốc độ phát triển internet tại quốc gia đó để quyết định có nên mở văn phòng hay không.
Từ xưa đến nay, phong cách làm việc và quản lý của các doanh nhân luôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ môi trường văn hoá nơi họ được sinh ra, lớn lên và được giáo dục. Mỗi một quốc gia, dân tộc có những đặc điểm văn hoá riêng biệt thể hiện qua hệ thống các giá trị, chuẩn mực, niềm tin, thái độ và hành vi. Những yếu tố này sẽ quyết định giá trị và niềm tin của doanh nhân đối với công việc, nhân viên hay đối tác và giúp hình thành nên những mô hình hành vi cụ thể trong các công ty của họ. Chính vì vậy, những người thuộc các nền văn hoá khác nhau thường có phong cách làm việc và quản lý khác nhau.
Đó là thông tin được ông Tunc Uyanik,Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về tài chính và phát triển tư nhân,Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh chiều 5/12.
Kinh tế Việt Nam cũng như xu hướng chung của thế giới thôi.Gần đây hướng chung các tổ chức quốc tế có cái nhìn bi quan hơn về quá trình phục hồi kinh tế,các dự báo đều hạ hơn so với cách đây vài tháng.
Nếu Việt Nam có thể duy trì được tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở mức trên 6% trong suốt 5 đến 10 năm nữa, S&P sẽ nâng bậc xếp hạng của Việt Nam.
Hôm qua (25/10), hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) vừa công bố báo cáo cập nhật đánh giá về kinh tế Việt Nam. Theo đó, xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam được giữ nguyên ở mức “BB-”, xếp hạng nội và ngoại tệ ngắn hạn ở mức “B”. Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng được duy trì ở mức “ổn định”.
Theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới, Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới đã thông qua khoản tài trợ trị giá 50 triệu USD hỗ trợ quản lý ô nhiễm tại các tỉnh công nghiệp hóa nhất Việt Nam.
Cụ thể, 50 triệu USD này sẽ được chuyển cho Dự án thực thi các quy định về xử lý nước thải tại các khu công nghiệp ở tỉnh Nam Định, Hà Nam, Đồng Nai, và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là bốn trong số các tỉnh công nghiệp hóa hàng đầu Việt Nam.
Dự án Quản lý Ô nhiễm Công nghiệp là một phần trong chương trình hỗ trợ đa nguồn cho Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nghiễm công nghiệp. Dự án cũng hỗ trợ việc xem xét toàn diện khung pháp lý và các quy định về quản lý ô nhiễm.
Theo Ngân hàng Thế giới, trong cơ cấu GDP của Việt Nam, công nghiệp đã tăng từ 22,7% năm 1990 lên 41,1% năm 2010 (tương đương giá trị khoảng 42,5 tỉ USD).
Phát triển công nghiệp nhanh chóng tại Việt Nam cũng đồng thời gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặt áp lực nặng nề lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.