Trong những ngày đầu mới thành lập Facebook, Mark Zuckerberg là một CEO rất tệ. Anh ấy giao tiếp không tốt, dè dặt và thường làm nhân viên nổi giận. Anh cũng có chút vấn đề về quan điểm. Nổi tiếng nhất là dòng chữ in trên name card của anh "Tôi là CEO, đồ chó"
Vào cuối năm 2005, mọi thứ trở nên tồi tệ. Zuckerberg dành phần lớn thời gian tụ tập với những người có thế lực trong lĩnh vực truyền thông, lái máy bay riêng và ăn tối tại các nhà hàng sang trọng. Những trò tiêu khiển đó có thể thỏa mãn cái tôi nhưng nhân viên thấy nản lòng và nó gây hại cho công ty.
Robin Reed, chuyên gia tuyển dụng của công ty đã gặp thẳng Zuckerberg và nếu kiến: "Anh nên học các bài học dành cho CEO đi, những gì anh đang làm không hiệu quả với anh đâu”.
Đó là thời điểm mấu chốt. Zuckerberg đã đủ trưởng thành để đánh giá những lời chỉ trích và hành động dựa trên những lời chỉ trích đó. Từ lúc đó trở đi, Zuckerberg đã vạch ra kế hoạch học những bài học dành cho CEO từ mọi người trong đó có một số nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới.
Là một CEO có thể bạn sẽ cảm thấy cô độc. Bạn không thể nói những điều kiểu như: "Tôi không biết phải làm gì? Ai có gợi ý gì không"? Quan trọng là phải tìm được những người dẫn dắt- đặc biệt là những người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn.
Tuy nhiên CEO cũng cần khuyến khích một môi trường cởi mở. Các nhân viên cần cảm thấy thoải mái khi nói ra những điều tiêu cực. Nếu không CEO sẽ gần như không thể hiểu được các vấn đề của công ty. Việc Reed có thể chỉ trích Zuckerberg là một tín hiệu cho thấy Facebook có một nền văn hóa rộng mở.
Những sai lầm của Zuckerberg đã mang lại cho anh một bài học quan trọng khác: những mối nguy hiểm của việc hòa nhập trong công ty. Đây là hành vi tự nhiên của con người, các nhân viên thường sao chép các hành vi của sếp. CEO cần luôn luôn ý thức được các hành động của mình. Người ta sẽ hiểu những hành động đó theo ý nào? Đó có phải là một tấm gương cho người khác học tập không?
Vui chơi là một điều tốt nhưng cũng phải có các giới hạn. Khi mọi việc đi quá xa, công ty có thể bị nhân viên xa lánh và thậm chí phải đối mặt với các vụ kiện tụng về pháp lý. Điều này có thể gây ra nhiều xáo trộn.
Dưới đây là những nhân tố chính trên con đường trở thành một CEO vĩ đại của Zuckerberg:
Biết cách nói không. Khi công ty của bạn bắt đầu phát triển, bạn sẽ thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các bên thứ ba. Sẽ có những lời đề nghị hợp tác hoặc mua lại cổ phiếu.
Đừng bị cuốn theo. Có lẽ một trong những đặc điểm đáng quý nhất của một CEO thành công là khả năng nói “không”. Nếu không bạn sẽ bị cuốn theo quá nhiều hoạt động và không có đủ thời gian cho những việc quan trọng khác.
Zuckerberg đã bỏ qua nhiều dự án mặc dù đã đầu tư các nguồn lực quan trọng vào đó. Nhưng điều đó không quan trọng vì những nỗ lực không nhận được nhiều sự quan tâm.
Tốc độ. Có một số thứ một công ty nhỏ có thể làm được trong khi các công ty lớn thì không: chuyển dịch nhanh. Đó là lợi thế quan trọng.
Khi công ty bạn phát triển, CEO có thể trở nên cẩn trọng hơn và bắt đầu tránh rủ ro. Nhưng theo Zuckerberg, một công ty cần tiếp tục chuyển dịch và phá vỡ nhiều thứ. Nếu bạn không phạm sai lầm, đó là lúc bạn biết mình chưa làm việc đủ nhanh.
Zuckerberg đã áp dụng một cách ra quyết định nhanh và thẳng thắn. Có nghĩa là nêu rõ quan điểm, lắng nghe những người khác và sau đó có hành động rõ ràng.
Chính sách là kẻ thù của đổi mới. Nếu nhân viên quan tâm nhiều hơn đến những việc họ phải làm, lộ trình công việc có nghĩa là họ quan tâm đến công ty, điều này sẽ làm công ty khó phát triển trên một chặng đường dài.
Có thể giải quyết được vấn đề chính sách; Zuckerberg biến vấn đề này thành nội dung chính trong cuốn Hacker Way, trong đó anh tuyên bố: "Các hacker tin rằng người có ý tưởng hay nhất và thực hiện được ý tưởng đó là chiến thắng chứ không phải là người vận động tốt nhất cho ý tưởng đó hoặc là người quản lý được nhiều người nhất… Luật lệ đã thắng trong cuộc tranh cãi này".
Hãy quan tâm tới dữ liệu. Nhiều CEO phớt lờ thông tin trái chiều và nghĩ rằng công ty họ đang hoạt động tốt. Điều này có thể làm được trong thời kỳ tăng trưởng bùng nổ; có thể thấy điều này khi nhìn lại kỷ nguyên dot-com. Đưa ra các thông số như tỷ lệ người dùng tăng vọt là không đủ để huy động lượng tiền đầu tư lớn. Nhưng khi thị trường đầu tư mạo hiểm sụp đổ, nhiều công ty đã bị xóa sổ. Chỉ có những công ty tập trung vào các mô hình kinh doanh vững vàng như eBay, Priceline và Google là có thể tồn tại.
Bạn cần thường xuyên theo dõi các số liệu và hiểu rõ các xu hướng. Mặc dù về mặt ý nghĩa không phải lúc nào cũng rõ ràng nhưng bạn luôn bắt kịp được các vấn đề thực tại của công ty mình.
Đừng chấp nhận những ý kiến hời hợt. Điều này thường sai. Zuckerberg luôn giỏi trong việc đặt câu hỏi “Tại sao?” cho nhóm cộng sự, nhất là những người nói cái gì đó không thể làm được. Câu hỏi này hiệu quả để nắm được những sự thật còn ẩn sâu có thể dẫn đến các ý tưởng về sản phẩm lớn hoặc các mô hình kinh doanh mới. Ví dụ, khi anh nghĩ tới khái niệm chia sẻ hình ảnh thì ý tưởng này có vẻ tồi. Liệu thế giới có cần một cách chia sẻ hình ảnh khác? Nhưng Zuckerberg đã tìm ra một cách sử dụng biểu đồ xã hội của Facebook để biến phiên bản của mình thành một chiếc máy biến đổi trò chơi.
Anh cũng chú trọng tới việc tiếp cận cốt lõi của mọi vấn đề và cố gắng đơn giản hóa mọi thứ. Hãy xem một số tính năng hay nhất của Facebook bao gồm các khái niệm cơ bản như bạn bè, Thích và các sự kiện.
Nguồn: Học Làm Giàu
Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.
Message Submitted!