Bài học quản lý từ những hình mẫu CEO đối nghịch

CEO – Giám đốc điều hành – là vị trí danh giá không ít người phải ao ước.

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến hai điển hình CEO như vậy cùng những bài học hữu ích cho bất cứ ai đang theo đuổi sự nghiệp kinh doanh.

Indra Nooyi – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO tập đoàn Pepsico

Indra Nooyi - Chairman and CEO of PepsiCo

Bà Nooyi bắt đầu sự nghiệp của mình tại tập đoàn Pepsico từ năm 1994 với vai trò và nhà hoạch định chiến lược cấp cao. Về sau, người phụ nữ tài ba này lần lượt nắm giữ những trọng trách quan trọng như phó tổng giám đốc, giám đốc tài chính rồi đến Tổng giám đốc tập đoàn. Năm 2006, bà lên giữ chức CEO. Đến năm 2007, bà đã trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị thương hiệu nước giải khát nổi tiếng toàn cầu Pepsico với 300.000 nhân viên trên toàn thế giới, doanh thu hàng năm đạt 60 tỉ đô la.

Năm 1997, Nooyi đã làm thay đổi diện mạo của Pepsico bằng cách tái cơ cấu KFC, Pizza Hut và Taco Bell thành một công ty riêng có tên Yum Brands. Một năm sau đó, bà mạnh dạn bỏ ra 3.3 tỉ đô la để mua lại thương hiệu nước ép trái cây Tropicana. Và không ai khác, chính bà là người đưa ra quyết định quan trọng giúp Pepsi có được thương hiệu ngũ cốc lừng danh Quaker Oat với mức giá 13.4 tỉ đô la. Cái tên Indra Nooyi lại một lần nữa được nhắc đến khi chính nhờ công lớn của bà mà Pepsi đã vượt mặt đối thủ Coca-Cola để giành quyền mua lại hãng sản xuất đồ uống SoBe.

Dưới trướng Nooyi, doanh thu hàng năm của Pepsi đã tăng lên 72%, chưa kể lợi nhuận ròng từ năm 2000 đến 2006 đã tăng gấp đôi lên 5.6 tỉ đô la.

Với những thành công đã gặt hái được, Indra Nooyi đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới qua hai năm liên tiếp 2007 và 2008. Bà còn vinh dự đứng đầu danh sách 50 người phụ nữ quyền lực nhất do tạp chí Fortune bầu chọn từ năm 2006 đến 2010. Năm 2008, tạp chí U.S. News & World Report đã vinh danh vị CEO tài ba này là một trong những nhà lãnh đạo cừ khôi nhất nước Mỹ. Chưa hết, bà còn xếp vị trí thứ 6 (2010) và thứ 4 (2011) trong bảng xếp hạng những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes.

24/7, đó là phong cách làm việc của người phụ nữ xuất chúng này. Bà có thể tỉnh giấc lúc nửa đêm chỉ để thảo ra những bản kế hoạch kinh doanh. Nooyi rất ủng hộ sự đa dạng của các chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho các nhân viên và thậm chí còn cùng họ làm việc nhóm bằng cách xem các trận đấu giành chức vô địch của đội Chicago Bulls.

Cựu CEO của Pepsi ông Steven Reinemund đã ưu ái gọi Nooyi là “người phụ nữ tận tâm”, “người có khả năng gắn kết từ những nhân viên bình thường cho tới các sếp lớn.” Về phần mình, Indra Nooyi bộc bạch “Nếu bạn muốn cải thiện doanh nghiệp của mình, hãy trau dồi bản thân trước đã.” Từ câu chuyện về nữ CEO tài danh của thương hiệu Pepsico, hẳn mỗi chúng ta đều hiểu ra một điều rằng mọi niềm đam mê luôn được trả công xứng đáng, và điều đó luôn đúng nếu bạn đối xử công bằng với nhân viên của mình.

Dick Fuld – cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO ngân hàng Lehman Brothers

Dick Fuld - Former chairman and CEO of Lehman Brothers

Fuld bước chân vào Lehman từ năm 1966 khi còn là thực tập sinh. Ông lên giữ chức CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị từ năm 1994 đến 2008, thời điểm Lehman Brothers không còn cách nào khác mà buộc phải nộp đơn xin phá sản và để mất một phần không nhỏ tài sản của mình vào tay ngân hàng Anh Barclays.

Tính đến thời điểm năm 2007, Lehman Brothers có hơn 25.000 nhân viên, doanh thu sau thuế đạt 4.2 triệu đô la. Sau khi nộp đơn xin phá sản với món nợ khổng lồ 619 tỉ đô la, thị phần của ngân hàng này đã giảm mạnh.

Dick Fuld được biết đến nhiều nhất có lẽ bởi “chiến tích” khiến “người khổng lồ” Lehman Brothers sụp đổ đầy bất ngờ và cay đắng. Vị CEO tai tiếng này đã phải chịu không ít lời chỉ trích vì đã không hoàn thành phận sự của người đứng đầu, bỏ ngoài tai những lời đề nghị làm ăn có thể giúp ngân hàng trụ vững qua thời kỳ suy thoái cũng như đánh giá sai lệch sức ảnh hưởng khủng khiếp của cuộc khủng hoảng bong bóng nhà đất đối với những khoản thế chấp của ngân hàng này.

Tai tiếng là vậy nên cũng dễ hiểu khi cái tên Dick Fuld liên tiếp lọt vào những danh sách như “Những CEO tồi nhất mọi thời đại” (tạp chí Condé Nast Portfolio bình chọn – 2009), “10 thủ phạm khiến các tập đoàn phá sản” (CNN – 2008)…

Dick Fuld được biết đến với biệt danh “Gorilla phố Wall” bởi tính cách hiếu chiến, không khoan nhượng. Vậy nhưng thực tế cũng chứng minh rằng “nắm đấm sắt” không phải lúc nào cũng tỏ ra hiệu nghiệm nếu không biết lắng nghe ý kiến của người khác.

Phong Linh

Theo TTVN/Entrepreneur

Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928