Khi những người khác cố gắng thuyết phục: “Này Bezos, tôi cho rằng dự án đó sẽ chẳng đi tới đâu”, thì CEO Amazon vẫn ngẩng cao đầu tiến về phía trước.
Hồi tháng 4, Jeff Bezos đã viết một bức thư gửi đến các cổ đông Amazon. Ông mở đầu bằng việc nhắc đến tốc độ tăng trưởng thần tốc của mảng bán hàng độc lập thuộc bên thứ ba trên nền tảng Amazon.
Nói thêm về khái niệm “bên bán hàng thứ ba”. Vào những năm 2000, Jeff Bezos cho biết chỉ có 3% số hàng hóa bán trên Amazon đến từ các bên thứ ba.
Sau gần 20 năm, mảng bán hàng này đã phát triển không ngờ, lên tới 58% trong năm ngoái. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 52%, các bên thứ ba đang tiêu thị lượng hàng hoá có giá trị tới 160 tỷ USD.
Theo CEO Amazon, thành công này hoàn toàn nhờ vào hai tính năng ai cũng sử dụng mỗi ngày trên Amazon: “Fulfillment by Amazon” và chương trình thành viên Prime. Nhưng hãy bỏ qua câu chuyện chiến lược bán hàng phức tạp, điều đáng nói ở đây là hai dòng thư mà bất cứ ai, dù có đang làm kinh doanh hay không, cũng phải suy ngẫm:
“Hai tính năng đem lại thành công không thể phủ nhận. Nhưng mọi người không biết rằng, vào thời điểm đó, chẳng ai tin chúng sẽ đóng một vai trò quan trọng đến thế.
Sự thực là, sau rất nhiều xung đội giữa các lãnh đạo, chúng tôi vẫn quyết định đổ tiền vào hai tính năng đó.”
Chẳng có điều gì đảm bảo thành công 100% cả, và bạn phải chấp nhận mạo hiểm
Điều đáng suy ngẫm ở đây là, sự gan dạ, lì lợm của Jeff Bezos đã giúp ông thành công. Và hơn nữa, vị CEO này biết chấp nhận rủi ro. Khi những người khác cố gắng thuyết phục: “Này Bezos, tôi cho rằng dự án đó sẽ chẳng đi tới đâu”, thì Jeff Bezos vẫn ngẩng cao đầu tiến về phía trước.
Và thành công là phần thưởng cho người dám liều lĩnh.
Liên hệ tới thực tại, ngày nay, chúng ta đang phô trương những mặt tích cực của cuộc sống một cách quá mức cần thiết.
Ai cũng muốn phải thật đẹp trên mạng xã hội. Facebook, Instagram tràn ngập các bức ảnh “sống ảo”. Thậm chí, có hẳn một ngành công nghiệp chuyên về dịch vụ cho thuê siêu xe và quần áo hàng hiệu để mọi người có thể giả vờ mình thành công, giàu có hơn so với thực tế.
Nhưng thành công không đến từ sự phù phiếm giả tạo đó. Hãy nhớ một điều: Con người ta chỉ có thể thành công sau khi đã trải qua vô số thất bại.
Họ thử liều lĩnh, rồi thất bại. Họ lại mạo hiểm, rồi lại thất bại lần nữa. Vòng xoay đó lặp lại nhiều lần, cho tới lúc không còn gì có thể ngăn cản họ.
Khát khao được vấp ngã
Quay lại quá khứ một chút, chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ khi Amazon mới thành lập, chẳng ai tin doanh nghiệp này sẽ tạo ra lợi nhuận. Người ta nói với nhau rằng chỉ có kẻ điên mới đầu tư vào nó.
Đã từng có thời điểm Amazon chỉ được coi là một trang bán sách tầm thường, thậm chí, người ta hoài nghi liệu nó có thể cạnh tranh với hệ thống nhà sách Barnes and Noble hay Borders hay không.
Nhưng Jeff Bezos nghĩ khác. Ông luôn nói về một triết lý: Chẳng có gì tự dưng thành công cả, đó đều là kết quả của trực giác, sự tò mò, và quá trình suy nghĩ không ngừng nghỉ.
Bạn phải dũng cảm làm những cái mới, cũng như không ngần ngại từ bỏ khi đi sai hướng.
Nghe có vẻ bài học này chẳng liên quan gì tới một bức thư doanh nghiệp gửi cho các cổ đông. Nhưng nghĩ mà xem, Jeff Bezos chẳng bao giờ muốn “ru ngủ” các nhà đầu tư bằng lời có cánh. Trái lại, với vị thế độc tôn của Amazon, CEO tỷ phú của công ty vẫn nói: Ông mong rằng Amazon sẽ nếm trải thất bại to lớn nào đó trong tương lai, để tiếp tục phát triển hơn.
Vậy đấy, dù yêu hay ghét Amazon, dù bạn làm việc ở đó hay không, dù bạn đầu tư vào doanh nghiệp này khi đó hay không, xin hãy khắc cốt ghi tâm một điều quan trọng rằng:
Thành công không tự nhiên mà đến. Và tương lai của bạn cũng như vậy.
Footer Subheading
Message Submitted!