Bạn có đang sở hữu tư duy chủ động để thành công?

Người sở hữu “tư duy chủ động” có thể dự đoán được thành công của mình, bằng cách tích cực hành động và hiện thực hóa mục tiêu. 

 Bạn có đang sở hữu tư duy chủ động để thành công?

Thông thường, những người thành công đều biết cách biến tình huống tiêu cực thành tình huống tích cực. Họ giải quyết các vấn đề lớn từ việc xử lý các vấn đề nhỏ. Đặc biệt, người sở hữu “tư duy chủ động” có thể dự đoán được thành công của mình bằng cách tích cực hành động và hiện thực hóa mục tiêu của doanh nghiệp.

Không thể phủ nhận, các yếu tố như điều kiện kinh tế, sự cạnh tranh, văn hóa… đều có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh; song nếu là người sở hữu tư duy chủ động, bạn sẽ tự tin rằng, bản thân là người quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Thay vì chờ đợi, người sở hữu tư duy chủ động thường có xu hướng hành động, chủ động tạo ra kết quả – điều hết sức cần thiết để gặt hái thành công trong kinh doanh. Và, dưới đây là các biểu hiện cho thấy bạn đang sở hữu tư duy chủ động.

1. Tập trung vào tương lai

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi “tại sao gương chiếu hậu nhỏ hơn kính chắn gió”? Ấy là vì điều quan trọng hơn cả là phải tập trung vào tương lai. Quá khứ chỉ đóng vai trò tham chiếu để giúp chúng ta đưa ra dự đoán tốt hơn. Do đó, việc quá bận tâm vào quá khứ có thể hạn chế suy nghĩ của chúng ta.

Theo nhà sáng lập, CEO của Amazon Jeff Bezos, thành công của thương mại điện tử xuất phát một phần từ tư duy tập trung vào tương lai. Chia sẻ tại hội thảo Diễn đàn về Nghệ thuật lãnh đạo, vị tỷ phú nói: “Bạn phải có khả năng nhận biết những điều sắp xảy ra… Bản thân tôi có thể dự đoán những điều có khả năng xảy ra trong 2-3 năm tới”.

“Và, tôi luôn khuyên nhóm nhân viên cấp cao của mình rằng họ cũng nên nhìn nhận vấn đề theo cách đó”, Bezos nói.

2. Nghĩ đến bức tranh lớn

Hãy luôn giữ bản thân tập trung vào các mục tiêu quan trọng. Trên thực tế, sẽ luôn có những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống làm bạn phải lo lắng, song đừng vì chúng mà đánh mất sự tập trung vào mục tiêu. Bởi lẽ, việc quên mất bức tranh toàn cảnh và xao nhãng mục tiêu sẽ khiến bạn dễ dàng đánh mất đi những thứ quan trọng mà bản thân đang thực sự phấn đấu đạt được.

3. Tập trung vào điều mình có thể kiểm soát

Khi thực tiễn được điều này, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về tương lai. Ngoài ra, để tâm quá nhiều về các yếu tố ngoài tầm kiểm soát sẽ đẩy bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, và gây hại cho sức khỏe.

Theo tỷ phú Elon Musk, việc “bỏ tất cả trứng vào một giỏ cũng không sao, chừng nào bạn còn kiểm soát được điều gì sẽ xảy ra với giỏ trứng đó”. Qua đó, có thể thấy rằng, chỉ khi tập trung vào những thứ mà chúng ta quản lý tốt, thì sự hiệu quả và thành công mới đến với chúng ta.

4. Chịu trách nhiệm với thành công của mình

Đương nhiên, trên con đường phát triển và dựng xây sự nghiệp, bạn sẽ luôn cần đến sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác. Đó có thể là người thân, bạn bè, đồng nghiệp, cố vấn… song, nếu muốn thành công, hãy chắc chắn rằng, bạn luôn tập trung vào những việc mà bản thân có thể làm hơn là những gì người khác có thể làm cho bạn.

Các nhà lãnh đạo với tư duy chủ động sẽ luôn biết chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân, và luôn kiên trì cho đến khi đạt được mục tiêu, trong khi sở hữu niềm tin mãnh liệt rằng, kết quả luôn nằm trong tầm kiểm soát.

5. Ưu tiên điều quan trọng

Sự thật là, chúng ta không thể tự mình làm tất cả mọi thứ; và nếu ‘ôm đồm’, bạn sẽ trở nên mất kiểm soát. Do đó, hãy ưu tiên cho các mục tiêu lớn và quan trọng, thay vì phân tán thời gian, năng lượng và công sức vào nhiều mục tiêu nhỏ, lẻ.

Theo tỷ phú Bill Gates, khi có quá nhiều công việc phải xử lý, chúng ta thường có khuynh hướng cố gắng làm nhiều thứ cùng lúc để nhanh chóng xử lý khối lượng công việc ‘khổng lồ’ của mình. Dẫu vậy, hãy biết rằng, cách tiếp cận này thực sự không đem lại hiệu quả.  Theo Gates, hãy biết ưu tiên và học cách loại bỏ các “vật cản” dễ gây xao nhãng công việc của bạn sang một bên, mà chỉ tập trung cho những điều quan trọng trước.

 

Contact CEO Club

Footer Subheading

Contact Information
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928