Bí quyết kinh doanh của ngành thời trang trẻ em Hàn Quốc

Agabang & Company có trụ sở tại Seoul, đang đứng đầu ngành công nghiệp phụ kiện và quần áo trẻ sơ sinh tại Hàn Quốc trong suốt thập kỷ qua. Hiện tại, công ty muốn nhân bản sự thành công từ nội địa ra thị trường quốc tế.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Business Focus, Giám đốc điều hành Agabang, Gu Bon-chul, người đã gắn bó với công ty từ năm 1985, nói rằng công ty hy vọng sẽ tăng trưởng hai con số ở thị trường quốc tế năm nay, cùng với các thương hiệu gồm Agabang, Ettoi và Dear Baby.
 
Hàn Quốc là một trong những xã hội có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, với tỷ lệ sinh con thấp nhất trong những quốc gia thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Số con trung bình của một phụ nữ tính cả cuộc đời, có tỷ lệ khoảng 1,2, đối với thủ đô Seoul dưới 1.
 
Số liệu thống kê nói trên là dấu hiệu chẳng mấy tốt lành đối với việc kinh doanh phụ kiện và quần áo trẻ sơ sinh, chẳng hạn như Agabang. Tuy nhiên, ông Gu không đồng ý quan điểm này khi nói: "Những năm 1980, có hơn 800.000 trẻ em được sinh ra trong vòng một năm, nhưng con số này đã giảm một nửa chỉ trên 400.000 sau đó. Nhưng dù sao, thị trường quần áo cho trẻ em đã tiếp tục lớn dần qua thời gian".
 
Khuynh hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi các bậc phụ huynh chi nhiều tiền hơn cho con cái họ. Mặc dù tỷ lệ sinh không tăng gấp đôi, nhưng quy mô thị trường sẽ tiếp tục mở rộng.
 
Gu nhận định xu hướng "tám túi tiền, một miệng ăn" sẽ giúp Agabang cải thiện dòng sản phẩm ở thị trường trong nước. "Đã qua thời sáu túi tiền và một miệng ăn, tức là bao gồm cả cha mẹ bé và ông bà nội ngoại sẵn sàng bỏ số tiền lớn để nuôi một đứa trẻ duy nhất trong nhà", Gu nói.
 
"Hiện nay, lực lượng này bổ sung thêm cô và dì bên cha mẹ của bé đã tạo ra xu hướng tám túi tiền và một miệng ăn. Hiện tượng này cho thấy người dân Hàn Quốc đã sẵn sàng chi số tiền khá lớn cho con cháu của họ", Gu nói thêm.
 
Tuy nhiên, toàn cầu hóa ngày càng tăng đã khiến Agabang đối mặt với nhiều thách thức hơn. Cụ thể, các thương hiệu nước ngoài như Chocolat, Gap, Polo, Stokke và Quinny cũng như hàng loạt chuỗi thương hiệu tư nhân có chính sách giảm giá, đã và đang là mối đe dọa lớn đến Agabang.
 
Doanh số bán thương hiệu Putto của Agabang đạt 3 tỷ won năm 2010 ở thị trường trong nước. Con số này đã tăng đến 7 tỷ won trong năm 2011 và đạt 10 tỷ USD vào năm ngoái.
 
Putto hiện có mặt tại Nga, Mỹ, Australia, Hong Kong, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Malaysia và Turkmenistan. Agabang có kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm này ở châu Âu và các nước Trung Đông năm nay.
 
"Ở châu Âu, có sự hiện diện của hãng khổng lồ như Nivea và Johnson & Johnson đang thống trị thị trường. Điều này khiến Agabang sẽ gặp vô vàn khó khăn ngay từ lúc bắt đầu tiến vào thị trường", ông nói.
 
Ngoài việc mở rộng thị trường, Agabang cũng có kế hoạch đa dạng hóa danh mục sản phẩm của Putto. Agabang duy trì khoảng 700 cửa hàng tại Hàn Quốc và 150 cửa hàng rải rác khắp thị trường ngoài nước, chủ yếu ở Trung Quốc. Agabang có hai cửa hàng chính là Gallery Agabang và Next Mom.
 
Nguồn: VNEXPRESS
 
 

Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928