Nhiều người rất nhạy bén với những điều xảy ra xung quanh họ, nhưng lại không thể nhìn thấy những thứ diễn ra bên trong mình.
Chúng ta phản ứng với mọi thứ từ lớn đến nhỏ xung quanh mình. Những phản ứng này bao gồm suy nghĩ, cảm xúc và cả những phản ứng thể chất. Vấn đề đáng nói không phải là sự phản ứng, mà là đôi khi chúng ta không chú ý đến phản ứng của mình.
“Nếu bạn không nhìn thấy những gì đang xảy ra bên trong mình, bạn sẽ hành động bốc đồng, đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Là nhà lãnh đạo, bạn có thể làm tổn hại danh tiếng của chính mình và cả của công ty/tổ chức”, Erica Ariel Fox – tác giả cuốn sách bán chạy trên New York Times có tựa đề Winning From Within: A Breakthrough Method for Leading, Living, and Lasting Change (tạm dịch Chiến thắng từ bên trong: Một phương pháp đột phá để lãnh đạo, sống và thay đổi lâu dài) cho biết trong một bài viết trên Harvard Business Review.
Vì vậy, theo bà, mỗi người cần phải liên tục rèn giũa khả năng giám sát chính mình để giải quyết tốt vấn đề khi nó xảy đến.
Những nhà lãnh đạo cấp cao thường nhạy bén với những điều xảy ra xung quanh họ. Ở quy mô lớn, họ nhìn thấy được thị trường. Ở quy mô nhỏ hơn, họ nhìn thấy được sự thay đổi các giá trị của khách hàng – những yếu tố có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh. Trong nội bộ công ty, họ đánh giá được những kết quả kinh doanh và những nhân sự tạo ra các kết quả đó. Họ cũng nhìn thấy được các trở ngại tiềm ẩn.
Tuy nhiên, điều mà nhiều lãnh đạo không thể nhìn thấy là những thứ diễn ra bên trong họ. Có một sợi dây truyền dẫn trực tiếp từ những điều diễn ra bên trong nhà lãnh đạo đến các hành động họ thực hiện ra bên ngoài, các mối quan hệ họ xây dựng, và những tác động họ tạo ra.
“Bạn sẽ không thể hiểu được những vấn đề xảy ra xung quanh mình nếu bạn không hiểu được thứ đang diễn ra bên trong con người mình”, Erica Ariel Fox nhận định.
Bạn có thể làm gì để tránh được sai lầm chung của nhiều lãnh đạo này? Dưới đây là những cách được tác giả Erica Ariel Fox gợi ý:
Tăng cường sự giám sát bản thân
Bước đầu tiên để thay đổi là phát triển “sự giám sát từ bên trong”. Nhiệm vụ của người giám sát nói chung là nhìn thấy những sai sót, để rồi báo hiệu sự sai sót đó nhằm mục đích sửa chữa nó. Bạn có một “người giám sát” trong tâm trí, được “thiết kế” để “theo dõi” bạn, đặc biệt là những thứ diễn ra bên trong con người bạn: một cơn co thắt trong dạ dày, sự ngạc nhiên khi đề xuất của bạn không được duyệt, niềm vui khi đem đến sự tự hào cho mentor của mình… Bạn luôn có những suy nghĩ, cảm xúc, và cảm giác thể chất ở mọi thời điểm. Trong những ngày bận rộn, bạn thường không để ý đến chúng. Nhưng sự giám sát từ bên trong có thể giúp bạn.
Hầu hết chúng ta đều đã sử dụng khả năng giám sát này trong nhiều trường hợp nhất định. Nếu bị một chiếc xe cắt ngang khi đang lưu thông trên đường, “người giám sát” của bạn sẽ nhìn thấy được sự thôi thúc “tấn công lại”, vì thế bạn đã không làm như vậy. Khi bạn nhận được những email làm phiền, “người giám sát” của bạn sẽ thấy được sự cáu giận của bạn, và vì thế bạn đã không trả lời những email đó. Trong những tình huống này, bạn tránh được các hành vi tiêu cực vì “người giám sát” của bạn đã nhận ra sự thôi thúc phản ứng từ trước khi bạn thực hiện phản ứng đó.
Khi tình huống càng căng thẳng, phản ứng bên trong càng mạnh. Khi gặp áp lực, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ tăng lên. Những hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol chảy khắp cơ thể. Các phản ứng bản năng được kích hoạt, đưa oxy từ não chảy về tay chân, thúc đẩy bạn thực hiện hành động. Tất cả những điều này khiến bạn khó suy nghĩ rõ ràng hơn. Góc nhìn của bạn bị thu hẹp. Bạn sẽ nghĩ ra rất ít các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề. Cùng lúc đó, các cảm xúc như căng thẳng, áp lực sẽ trỗi dậy. Bạn có thể cảm thấy lo sợ và muốn bỏ trốn. Bạn có thể cảm thấy giận dữ và muốn chiến đấu…
Tất cả những điều này diễn ra bên trong bạn, dù bạn có chú ý đến nó hay không. Nếu không sử dụng khả năng giám sát, bạn sẽ làm theo những phản ứng bản năng. Và rồi đến cuối ngày, khi nằm trên giường, bạn sẽ tự hỏi “Làm thế nào mà mọi thứ lại có thể đi trật đường ray đến như vậy?”.
Khi cảm thấy bình tĩnh trở lại, bạn có thể rất khó để tưởng tượng ra tại sao mình lại hành động như vậy trong quá khứ. Nếu không biết cách làm chậm bản thân lại và nương theo hơi thở, bạn có thể sẽ phải ở trong tình huống này khá thường xuyên.
Nếu “người giám sát” của bạn không lên tiếng, bạn sẽ có nguy cơ trở thành một nhà lãnh đạo dù mang lại kết quả kinh doanh tuyệt vời nhưng không biết bản thân đang bị sục sôi từ bên trong và có khả năng sẽ “đốt cháy” hết mọi thứ.
Bắt đầu từ đâu?
Sử dụng khả năng giám sát càng nhiều, “người giám sát” của bạn sẽ càng phát hiện ra nhiều vấn đề hơn, và “người giám sát” càng trở nên hữu ích hơn. Sau đây là một số cách để bắt đầu. Nếu thực hành liên tục trong 30 ngày, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy kết quả:
Những bước thực hành này sẽ cho thấy quan điểm của “người giám sát”, cho phép bạn theo dõi và nhận thấy những trải nghiệm ở sâu bên trong bản thân. Bằng cách thực hành trong những thời điểm ít căng thẳng, bạn sẽ rèn giũa khả năng giám sát của mình nhạy bén hơn. Sau đó, vào những giai đoạn căng thẳng cao độ, “người giám sát” của bạn sẽ nhận thấy những điều đang xảy ra và cho bạn biết trước những điều bạn sẽ hối tiếc nếu thực hiện.
Contact us and we would love to answer any questions you may have.
Message Submitted!