Bí quyết tận dụng đổi mới để đổi đời từ 2 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

Sự nghiệp của Vương Kiện Lâm và Jack Ma, 2 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, chính là bằng chứng rõ nét cho cú bứt phá ngoạn mục của kinh tế Trung Quốc.

Từ khi mở cửa nền kinh tế năm 1979, kinh tế Trung Quốc đã phát triển vượt bậc với mức tăng trưởng 2 con số, những vùng ven biển rộng lớn ở phía nam và phía đông trở nên thịnh vượng, hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói. Vươn lên vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc từng là cỗ máy giúp kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, tạo nên nhiều làn sóng thay đổi trên toàn cầu.

Cùng với làn sóng phát triển ấy cũng là sự ra đời của nhiều tỷ phú đôla, những người đã chớp lấy thời cơ mà quá trình đổi mới mang lại để làm giàu, tạo ra những doanh nghiệp khổng lồ đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế lâu đời.

Sự nghiệp của Vương Kiện Lâm và Jack Ma, 2 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, chính là bằng chứng rõ nét cho cú bứt phá ngoạn mục của kinh tế Trung Quốc. Họ đã tận dụng cơ hội như thế nào và họ nghĩ gì về sự đổi thay của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại?

Sinh năm 1954, tỷ phú Vương Kiện Lâm từng có tới 17 năm phục vụ trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và có một thời gian dài làm việc cho các cơ quan nhà nước.

Theo vị tỷ phú này chia sẻ, những năm tháng làm lính và các trải nghiệm trong công ty quốc doanh đã giúp ông am hiểu đường lối vận hành chính sách của nhà nước.

Vương Kiện Lâm luôn biết kinh doanh dựa trên các phương châm của chính phủ, xu hướng ngành nghề, điểm nóng phát triển. Những năm 90, trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản Trung Quốc, ông Wang ngay lập tức đầu tư vào lĩnh vực này và gặt hái nhiều thành công. Năm 1988, ông vay 80.000 USD để thành lập tập đoàn Dalian Wanda Group.

 

Cho đến nay, Wanda Hotels & Resorts Co Ltd đã mở 71 khách sạn 5 sao trên khắp Trung Quốc. Ngoài ra, ông Wang còn đầu tư hàng tỷ USD cho các bất động sản ở Sydney, London, Chicago và Los Angeles. Ông Wang đang trên con đường trở thành chủ sở hữu lớn nhất thế giới về số lượng các khách sạn năm sao.

Bên cạnh đó, một bộ phận khác của tập đoàn là Wanda Culture Insustry hiện là công ty kinh doanh văn hóa và giải trí lớn nhất Trung Quốc, với doanh thu hàng năm lên tới 5,5 tỷ USD.

Tập đoàn Wanda không chỉ sở hữu 150 rạp chiếu phim tại Trung Quốc mà còn sở hữu 380 rạp khác ở khắp các quốc gia như Mỹ, Canada, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Wang Jianlin là ông trùm sở hữu mạng lưới rạp chiếu phim lớn nhất thế giới.

Trung Quốc hiện là thị trường chiếu phim lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên phim nước ngoài vẫn bị kiểm soát khá chặt chẽ tại quốc gia này. Nhưng Vương Kiện Lâm vẫn nhìn thấy sự khác biệt: “Đây là sự kiểm soát khá thoải mái chứ không giống như trong quá khứ. Trước đây có những biện pháp kiểm soát mà bạn không thể tưởng tượng được. Nhưng đối với ngành kinh doanh phim ảnh hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Những bộ phim Hollywood, những bộ phim bom tấn và những tác phẩm nghệ thuật nước ngoài đều được chào đón tại Trung Quốc”, tỷ phú Wang Jianlin chia sẻ.

Hành trình lập nghiệp của Jack Ma – nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba – lại là câu chuyện xuất sắc về toàn cầu hóa. Là một giáo viên tiếng Anh nhanh nhạy, ham tìm tòi và biết chớp lấy thời cơ đón sóng thương mại điện tử, ông đã 1 tay dựng nên đế chế Alibaba, cạnh tranh với cả những tập đoàn khổng lồ của Mỹ như Amazon.

Ở thời điểm hiện tại, Jack Ma đang đứng ở một vị trí thật đặc biệt: nơi giao thoa giữa những dòng chảy định hình nên “tư tưởng thời đại”. Ông là một “người chơi lớn” trong quan hệ thương mại Mỹ – Trung, ở thời điểm mà chiến tranh thương mại là một nguy cơ hiện hữu. Bắc Kinh dường như đang sẵn sàng thay thế vai trò “người thắp lửa” cho toàn cầu hóa mà Washington đang nắm giữ. Và Jack Ma đang dẫn dắt một trong những công ty dẫn đầu làn sóng công nghệ của Trung Quốc trong lĩnh vực AI và số liệu lớn.

 

Ở vị thế ấy, ông chủ của Alibab nhìn thấy một làn sóng chuyển dịch văn hóa mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế.“Thế giới cần những phong cách lãnh đạo mới. Và các phong cách lãnh đạo này phải hài hòa lẫn nhau. Các nước trên thế giới sẽ phải hợp tác với nhau”, ông Ma cho biết.

Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và làn sóng chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ và tiêu dùng nội địa của quốc gia này có thể làm thay đổi cả thế giới.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự diễn đàn Davos năm 2017. Theo ông Ma, đây là một sự kiện rất lớn cho thấy sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc.

“Lần đầu tiên tôi nghe thấy một lãnh đạo Trung Quốc đưa ra một lời cam kết bằng con số cụ thể. Ông nói: Trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 8 nghìn tỷ USD. Điều này khiến cho tôi cảm thấy rất hứng thú”, Chủ tịch Alibaba khẳng định.

Theo ông Ma, Trung Quốc đang chuyển dần từ xuất khẩu sang nhập khẩu. Vì vậy, nếu như có một con số cụ thể, các doanh nghiệp sẽ rất dễ để định hình và thực hiện. Và tất nhiên, đây sẽ là một sự thay đổi rất lớn đối với Trung Quốc và cả thế giới.

Theo Trí thức trẻ/WEF

Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928