Bí quyết thành công của học sinh kém tới mức cấp 2 không viết nổi tên mình nay trở thành ông chủ hãng nội thất lớn nhất Nhật Bản

Hãng nội thất Nitori của Nhật Bản đã vượt qua được 1 cuộc khủng hoảng nhà đất tồi tệ và 6 cuộc đại suy thoái.

Bí quyết thành công của học sinh kém tới mức cấp 2 không viết nổi tên mình nay trở thành ông chủ hãng nội thất lớn nhất Nhật Bản

Cảm thấy lo lắng vì phải thu hồi hàng ngàn đồ dùng trong nhà bếp khi chúng đều bị thủng khi nóng, ông vua nội thất giảm giá Nhật Bản Akio Nitori đã quyết định thực hiện một bước đi hoàn toàn bất ngờ. Ông tuyển một đội ngũ kỹ sư để xây dựng lại chất lượng cũng như quy trình kiểm tra sản phẩm của công ty.

10 năm sau, mỗi một sản phẩm của Nitori Holdings phải được trải qua quá trình “hành xác” ở phòng kiểm nghiệm trước khi được tung ra thị trường. Hiện tại, Nitori đã trở thành một trong những người giàu có nhất Nhật Bản và hãng đồ nội thất của ông trở thành lớn nhất cả nước.

Trong bài phỏng vấn mới đây với tờ Bloomberg, với mái tóc ngắn và cặp kính đen, ông điểm thêm một vài màu sắc bằng chiếc cà vạt hồng – rất hợp với chiếc khăn mùi xoa. “Các sản phẩm của chúng tôi đang trở nên tốt hơn sau mỗi năm”.

Vậy kết quả kinh doanh thì thế nào?

Trong 12 tháng tính tới ngày 20/2, Nitori Holdings đã làm được điều mà không một công ty đại chúng nào ở Nhật Bản làm được: Họ có 30 năm liên tiếp giữ đà tăng trưởng lợi nhuận cùng với doanh thu không ngừng mở rộng. Công ty cũng vượt qua được khủng hoảng nhà đất tồi tệ những năm 1990 và 6 cuộc đại suy thoái kinh tế khác.

Trong năm 2006, Ikea đã mở 8 siêu thị đầu tiên tại Nhật Bản nhưng cạnh tranh không khiến Nitori trùng bước. Ông đã cử một nhóm nhân viên tới những của hàng của Ikea trên tay là giấy bút và camera để ghi lại những điều học hỏi được từ đối thủ cạnh tranh.

“Họ xem xét tỉ mỉ mọi mô hình hoạt động của chúng tôi”, Tommy Kullberg – chủ tịch Ikea Nhật Bản thừa nhận.

Theo Hiệp hội cửa hàng bán lẻ Nhật Bản, giảm phát đã gây thiệt hại cho hầu hết các hãng bán lẻ truyền thống tại Nhật Bản, gây sụt giảm doanh số mỗi năm kể từ năm 1998. Tuy nhiên, duy nhất hãng nội thất Nitori vẫn sống sót bởi họ cung cấp những sản phẩm có giá phải chăng cho người Nhật, tầng lớp trung lưu – những người trở nên nhạy cảm hơn về giá nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế.

Sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, Nitori đã thu hút khách hàng bằng vô số quảng cáo và thậm chí giá sản phẩm giảm tới 12 lần chỉ trong vài năm. “Không quá đẹp nhưng rẻ và chất lượng thì tuyệt vời”, Kauru Uminuma – người đang mua sắm trong một cửa hàng Nitori nói.

Sinh ra tại Sakhalin, Nga, Nitori đã chuyển tới Hokkaido khi 3 tuổi. Ngôi nhà của họ rất nhỏ và hoàn toàn không có nội thất. Nitori không ngần ngại chia sẻ ông là một học sinh kém, học tới cấp 2 mà không viết được chính tên mình.

Cho tới tận bây giờ tôi vẫn rất vô kỷ luật, uống quá nhiều và lang thang khắp nơi. Đó là lý do tại sao tôi luôn phải phụ thuộc vào người khác để giúp mình thành công”.

Nhiều nhân viên từng nghĩ Nitori “bị điên” và một vài người đã ra đi khi một ngày ông về nhà với ý tưởng được nung nấu sau một cuộc hội thảo kinh doanh và tuyên bố kế hoạch 30 năm xây dựng chuỗi 100 cửa hàng nội thất trên khắp đất nước.

Viết trong cuốn sách tiểu sử đời mình mang tên “Chính bạn là người tạo ra may mắn”, nhân viên kinh doanh Nitori khi ấy còn tỏ ra hết sức vụng về mới sở hữu 2 cửa hàng tại quê nhà Sapporo.

Nitori đã không hoàn thành kế hoạch đó – nhưng chỉ 1 năm thôi.

Kể từ sau đó, Nitori tăng được gấp 4 lần số cửa hàng lên tới 488 địa điểm trên khắp Nhật Bản. Năm nay, chuỗi của ông đã mở trung bình 4 cửa hàng mỗi tháng, bán mọi thứ từ sofa, kệ sách, bồn rửa. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 2, doanh thu tăng 12% lên 513 tỷ yen (4,6 tỷ USD) theo dữ liệu của Bloomberg.

Cổ phiếu của công ty đã tăng 21% kể từ tháng 1 sau khi đã tăng 4 lần so với năm 2012 đưa Nitori trở thành nhà bán lẻ lớn thứ 3 tại Nhật Bản chỉ sau Seven & I Holdings và Fast Retailing – đơn vị sở hữu thương hiệu Uniqlo.

Việc giá cổ phiếu tăng cũng giúp tài sản của Nitori tăng đột biến. Trên cương vị là chủ tịch công ty, ông vẫn là cổ đông lớn nhất và nắm giữ khối tài sản 3,5 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.

“Đó không phải là mảng kinh doanh dễ xơi nhưng người đàn ông đó biết cách kiếm ra tiền”, theo Ken Kussunoki – giáo sư kinh doanh tại Đại học Hitotsubashi Tokyo.

Bước ngoặt trong cuộc đời Nitori tới vào năm 1972 trong chuyến thăm tới California, Mỹ. Tại đây, ông dã dành 1 tuần để ghé thăm cửa hàng Sears và Levitz Furniture. Ông đã hoàn toàn kinh ngạc với những thiết kế, màu sắc và chất lượng sản phẩm nội thất trong đó với giá chỉ bằng 1/3 tại Nhật Bản.

“Tôi muốn người Nhật cũng được sử dụng những sản phẩm như vậy giống Mỹ. Tôi không thể trả lương gấp 3 cho nhân viên nhưng tôi nghĩ mình có thể hạ giá sản phẩm để khách hàng chỉ phải trả 1/3”.

Để làm được điều này, Nitori sẽ cần phải rút ngắn khâu phân phối để tiết kiệm chi phí. Hàng đến được Nitori đang phải đi từ nhà máy đến các công ty bán buôn rồi mới đến Nitori.

Trong bối cảnh Nhật thập niên 1970, khá nhiều công ty bán buôn được sở hữu bởi những đơn vị có mối liên quan đến mafia. Để tránh rắc rối với nhóm này, Nitori đã phải âm thầm đi gặp chủ các xưởng sản xuất vào buổi đêm để thỏa thuận mua hàng trực tiếp. Giá hàng nội thất nhờ vậy đã giảm được phần nào.

Đầu những năm 1980, mục tiêu theo đuổi giá rẻ đã đưa ông tới Đài Loan – nơi ông phải dò từng danh bạ điện thoại để tìm nhà cung cấp. Đến năm 2000, hầu hết những nội thất của Nitori được sản xuất tại Trung Quốc và một số quốc gia có giá rẻ khác và công ty hiện có nhà máy riêng tại Indonesia và Việt Nam. “Điểm mấu chốt là chúng tôi nhập về bao nhiêu”.

Và kể từ chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ đó, Nitori cũng đã “sao chép” được rất nhiều từ các đối thủ cạnh tranh. Mỗi năm, ông đã đưa hàng trăm nhân viên tới Mỹ ghé thăm các cửa hàng của Walmart và Target. Họ thậm chí đi trên những chiếc máy bay được thuê nguyên chiếc và chụp hình trong cả một khu vực đỗ xe của những siêu thị giống như một chuyến đi dã ngoại của sinh viên vậy.

Một thiết kế nội thất của Nitori:

Khi nói về mảng kinh doanh bất động sản, Nitori cũng là người đi ngược trào lưu. Trong suốt những ngày cuối năm 1980, ông đã khăng khăng phản đối lời khuyên của quản lý về việc mở cửa hàng gần với Tokyo hơn. Thay vào đó, ông đợi cho tới khi bong bóng bất động sản vỡ và giá nhà rẻ hơn.

Đến thời điểm này tức là 50 năm sau khi khởi nghiệp kinh doanh, Nitori cuối cùng cũng đã chuyển thương hiệu của công ty tới trung tâm Tokyo và một số thành phố lớn khác. Các cửa hàng ở Nhật Bản đang gặp khó khăn vì vậy chủ sở hữu của họ đã cho thuê lại không gian với giá rẻ, theo Roy Larke – đồng sáng lập công ty nghiên cứu thị trường JapanConsumping. Tháng 4 vừa qua, Nitori mở cửa hàng thú 9 tại Osaka.

Ở tuổi 73, Nitori nói chưa thật sự muốn nghỉ hưu nhưng ông đã trao lại quyền điều hành hàng ngày cho người kế nhiệm mình là Toshiyuki Shirai để tập trung vào việc mở rộng thương hiệu sang một số quốc gia khác như Trung Quốc – thị trường họ đã mở được 11 cửa hàng kể từ năm 2014 và lên kế hoạch tăng gấp đôi con số này trong năm nay.

“Mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn ông ấy nghĩ”, theo Shaun Rein – đồng sáng lập một công ty tư vấn có trụ sở tại Thượng Hải. Những cửa hàng của Ikea hiện có rất nhiều người ghé thăm nhưng họ chỉ đến ngủ trong showroom và thoải mái nằm trong điều hòa, chứ không phải vì mục đích mua hàng.

Với Nitori, thách thức là việc xây dựng thương hiệu. “Riêng tại Trung Quốc, việc cạnh tranh về giá là điều không thể”.

Tuy nhiên, Nitori đánh cược rằng ông có thể lặp lại thành công của mình tại quốc gia này – thị trường có kích thước lớn gấp 10 lần Nhật Bản. Đó là chìa khóa để đáp ứng được kế hoạch 30 năm của ông: Mở 3.000 cửa hàng tới năm 2032.

“Tôi hoàn toàn tự tin mình có thể làm được miễn là cho tôi thời gian”.

Vân Đàm

Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928