Bill Gates “giải mã” sức hấp dẫn của Steve Jobs

Bill Gates cho rằng Steve Jobs cũng “không hoàn hảo” như những người bình thường khác nhưng ông luôn ngưỡng mộ cách huyền thoại của Apple kéo tất cả mọi người cùng tham gia vào việc biến những ý tưởng không thể thành có thể.

Steve Jobs. Ảnh: Alessia Pierdomenico / Reuters.

 

Những tiết lộ của Bill Gates cũng như một số người từng có cơ hội làm việc cùng Steve Jobs sẽ làm cho nhiều người hiểu rõ hơn về những khía cạnh bình thường bên trong một con người thiên tài cũng như hiểu được động lực đưa đến những thiết kế làm thay đổi cả nhân loại.

Một mặt, Steve Jobs là một tín đồ của hình thức thiền Zen nhưng mặt khác, ông là một nhà điều hành khá độc tài. Ông quản lý các cấp dưới của mình (và hầu hết những người từng hợp tác với ông) thông qua đe dọa.

Đồng sáng lập của Microsoft Bill Gates, một người cũng nổi tiếng không kém Steve Jobs trong làng công nghệ đã luôn bị cuốn hút bởi nhân vật biểu tượng của Apple. Trong cuốn tiểu sử về Steve Jobs của Walter Isaacson, Gates đã bày tỏ sự ghen tị với khả năng của huyền thoại Steve Jobs trong việc quyến rũ và lôi kéo các thành viên khác cùng tham gia vào việc biến các ý tưởng thành thực tế.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng thiên tài Jobs cũng có những khoảng tối và “thật là thú vị khi ông cũng không hoàn thiện như một con người bình thường”.

Theo Gates, Jobs thường dùng hai cách để lôi kéo mọi người. “Một trong hai trong phương thức là nói rằng bạn đang… hoặc cố gắng để dụ dỗ bạn”, nhà lãnh đạo Microsoft cho biết.

Trên thực tế, Steve Jobs nổi tiếng là người rất dễ nổi giận và thưởng tỏ ra không thể thông cảm với người khác. Ông từng sa thải người đứng đầu của MobileMe (ứng dụng điện toán đám mây của Apple) trước toàn thể nhân viên của Apple khi nhóm nghiên cứu do người này đứng đầu thất bại trong việc đưa ra sản phẩm mới.

Hay khi một nhà cung cấp chip gặp phải một số khó khăn nên không thể cung cấp đầy đủ chip cho Apple theo đúng hẹn, Jobs đã xông thẳng vào một cuộc họp của công ty này chửi bới và hét lên “đồ khốn nạn”.

Đôi khi cơn giận là một phần tạo nên sức hấp dẫn của Steve Jobs.
Khi dòng máy tính mới nhất Xerox Star ra mắt vào năm 1981 (mặc dù cuối cùng nó đã thất bại), Jobs và nhân viên của ông đã tới kiểm tra và hoàn toàn không thấy chút ấn tượng nào với máy tính này.
Một vài tuần sau chuyến thăm của mình, Jobs gọi là Bob Belleville, một trong những nhà thiết kế phần cứng của Star đến và nói rằng: “Mọi thứ anh từng làm trong đời mình đều là đống bỏ đi, sao anh không tới làm việc cho tôi nhỉ?”.

Nhà tâm lý học đã lý giải hành vi này là tâm lý “tự đại”. Người quá yêu bản thân thường sẵn sàng để kiểm soát người và có thể đối xử tàn nhẫn với người khác nếu không đáp ứng được yêu cầu của họ nhưng điều thú vị là, người có tính cách này lại thường là một nhà điều hành siêu hiệu quả, mà trường hợp của Jobs là một ví dụ.

“Tự đại phát triển mạnh trong tình huống lãnh đạo, nơi họ có thể bị mê hoặc bởi việc thống trị người khác mà không cần phải lo lắng hay chịu tiếng xấu, theo Psychology Today.

Một ví dụ cụ thể cho thấy nét tính cách này của Jobs thường xuyên được ông sử dụng đã được tiết lộ trong cuốn sách của nhà viết tiểu sử Walter Isaacson.
Isaacson từng hỏi Jony Ive, bạn thân của Jobs rằng, ông suy nghĩ như thế nào về Jobs. Ive thẳng thắn trả lời rằng:

Jobs đôi khi nổi cáu vô cớ như một đứa trẻ, nhưng “tôi không giận vì điều đó”. Cũng có đôi lần khi thất vọng về một điều gì đó, Jobs thường sốc lại tinh thần bằng cách nổi giận với ai đó.

Dường như Jobs nghĩ rằng ông có quyền được làm điều đó và những quy tắc ứng xử thông thường trong xã hội không áp dụng với ông.

Vì thế nên những khi cực kỳ tức giận hoặc vô cùng nhạy cảm Jobs biết cách làm thế nào để khiến người khác tổn thương sâu sắc và hiệu quả nhất. Và ông ấy đã làm điều đó.

Đinh Thơm (BizLive)

Contact CEO Club

Contact us and we would love to to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928