Café sáng thứ 7 "CEO – Khủng hoảng, thoát đường nào?"

Bà Đặng Minh Phương – Chủ tịch CEO Club, Ông Văn Đức Mười – CEO Cty Vissan và Bà Nguyễn T. Hồng Minh- Giám Đốc Đối Ngọai Cty Minh Phương Logistics

Các vị khách mời đều có chung một quan điểm, kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra cuối năm 2008, kinh tế Việt Nam năm 2013 cũng chưa mấy khả quan so với các năm trước. Khủng hoảng bủa vây các doanh nghiệp mỗi lúc một nhiều hơn như thị trường trì trệ, nguy cơ tái lạm phát tăng cao, dòng tín dụng tắc nghẽn và lãi suất ngân hàng cũng ở mức rất cao trong nhiều năm trở lại đây. Trong khi đó, lòng tin và nỗ lực của doanh nghiệp cũng như công chúng đối với các chính sách cải thiện nền kinh tế cũng đã giảm sút so với những năm bắt đầu cuộc khủng hoảng. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nghị định, chính sách nhằm cải thiện nền kinh tế ..vvv.. nhưng vẫn chưa có hiệu quả rõ rệt

Ông Văn Đức Mười chia sẻ về những chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Nghị quyết 02 bằng hình thức hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm lãi suất nhưng hơi chậm nên doanh nghiệp cần phải thích nghi với môi trường khủng hoảng bằng cách tự cứu mình. Bằng kinh nghiệm bản thân, Ông khuyên các doanh nghiệp nên xác định lại tư duy kinh doanh, thận trọng trong đầu tư và không nên có những quyết định “vươn ra biển lớn” trong giai đoạn này.

Với kinh nghiệm nhiều năm liền làm việc trong Chính phủ, Bà Nguyễn T. Hồng Minh cho rằng các CEO cần tập trung vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình, cải tổ lại bộ máy để có thể vươn lên khi có cơ chế đúng. Bên cạnh đó, các CEO cũng nên tránh tình trạng đầu tư lan man làm ảnh hưởng đền nguồn lực của doanh nghiệp. Bà Minh cũng nhấn mạnh các CEO nên lưu ý đến việc giảm giá để tăng thị phần hiện nay không phải là phương pháp cạnh tranh tối ưu nhất vì như thế là canh tranh không lành mạnh, và sẽ ảnh hưởng đến chính doanh nghiệp mình về sau.

Ông Tô Ngọc Ngời – CEO Công ty Vinafor Saigon phát biểu

Cùng với sự chia sẻ của các diễn giả khách mời trên, Ông Tô Ngọc Ngời – CEO Công ty XNK Lâm Sản Sài gòn (Vinafor Saigon) chia sẻ hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trong việc làm marketing và thiếu sự liên kết lẫn nhau khi đi ra thị trường nước ngoài tránh thực trạng tỷ giá lợi nhuận/doanh thu quá thấp đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh những vấn đề trên, vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng hiện nay cũng đã dần được cải thiện và Ông Nguyễn Đình Tùng – CEO Ngân hàng Phương Đông có đề xuất là CEO Club nên tạo một nhóm các doanh nghiệp dựa trên uy tín của CEO Club để giúp các doanh nghiệp vay vốn, hoặc các doanh nghiệp có mối quan hệ làm ăn với nhau có thể cùng đến ngân hàng để vay vốn như vậy ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý cũng như có niềm tin hơn đối với các doanh nghiệp.

Khách tham dự chương trình

Cuối bưổi giao lưu, Bà Đặng T.Minh Phương – Chủ tịch CEO Club, Chủ trì buổi chia sẻ đã tổng kết lại một số vấn đề chính để các CEO có thể thoát khỏi tình trạng hiện nay: các CEO không nên rời khỏi vị trí chiến đấu vì khi anh bỏ đi, quay lại sẽ có nhiều vấn đề và khó khắn hơn; CEO cần phải biết chia nhỏ những khó khăn và giải quyết lần lượt,  từng phần những khó khăn đó; CEO cần phải thích nghi với môi trường hiện tại và mềm dẻo hơn trong cách quản lý; vấn đề cuối cùng được đúc kết và tất cả mọi người đều đồng tình đó là doanh nghiệp cần tự cứu mình chứ không nên trông chờ vào cơ chế, chính sách.

Đại diện của hơn 40 doanh nghiệp tham gia đều đánh giá cao các thông tin và nội dung cùng chia sẻ trong chương trình và là động lực để các CEO cùng nhau vực lại tinh thần vượt qua sóng lớn. Do thời gian không nhiều mà những vấn đề khách tham dự muốn bàn luận thêm lại rất nhiều nên CEO Club hẹn chương trình café sáng lần tới sẽ tập trung mổ sẻ vấn đề tạo nhóm vay mà tất cả khách tham dự đều quan tâm.

Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928