Với hàng loạt hành động đổi mới, CEO Satya Nadella đã chuyển đổi kỹ thuật số thành công, đưa gã khổng lồ già rệu rã thành công ty trị giá tới 2 nghìn tỉ USD vốn hóa thị trường hôm nay.
Năm 2014, thời điểm Satya Nadella được bổ nhiệm làm CEO, Microsoft đang trong thời điểm khó khăn. Doanh số thị trường máy tính cá nhân sụt giảm dẫn đến việc các sản phẩm phần mềm của Microsoft bị ảnh hưởng. Các sản phẩm thiếu tính thú vị và nhàm chán khiến công ty của tỉ phú Bill Gates không thể cạnh tranh với hệ điều hành của Google.
Khoản đầu tư của Microsoft vào điện thoại Nokia là một thảm họa, giá cổ phiếu thì bị trì trệ. Ít ai nhìn thấy một con đường khả thi về phía trước.
Chân dung vị CEO đã thay đổi toàn diện bộ mặt của Microsoft. Ảnh: IT
Microsoft dường như là di tích của một công ty thời kỳ công nghiệp, giống như rất nhiều công ty lớn khác, đã không hiểu được ý nghĩa của nền kinh tế kỹ thuật số mới nổi. Nhân viên đã mất tinh thần và thậm chí còn thấy việc bổ nhiệm ông Nadella là đáng thất vọng khi CEO mới chỉ là một người ngoài cuộc.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, Microsoft đang rực rỡ hơn bao giờ hết. Ngày 22/6, giá cổ phiếu Microsoft chốt phiên ở mức 265,51 USD, giúp giá trị vốn hóa của công ty lần đầu tiên vượt mốc 2.000 tỉ USD và trở thành công ty đại chúng lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Apple.
Vậy CEO Satya Nadella đã làm như thế nào?
Loại bỏ các mô hình kinh doanh thất bại
Khi mới chuyển đổi kỹ thuật số, hầu hết các công ty bắt đầu với việc khắc phục các mô hình kinh doanh đang thất bại. Kết quả chung: tiêu tốn nhiều năng lượng vào các mô hình kinh doanh đang thua lỗ khiến công ty không bao giờ dồn hết tâm huyết vào đổi mới kỹ thuật số.
Công ty lúng túng, cắt giảm chi phí trong khi bị thị trường chứng khoán “trừng phạt” vì hiệu suất mờ nhạt và thiếu triển vọng tăng trưởng. Và lẽ tất nhiên, hội đồng quản trị của công ty mất kiên nhẫn và đưa về một giám đốc điều hành mới bắt đầu lại chu kỳ trên.
Tuy nhiên, Satya Nadella đã làm ngược lại. Ngay từ đầu, ông đã làm được điều không tưởng khi cho người dùng nâng cấp lên hệ điều hành Windows 10 miễn phí và loại bỏ mảng điện thoại Nokia đang thua lỗ. Nhờ vậy, CEO Microsoft đã giải phóng năng lượng để tập trung cho các lĩnh vực đầy hứa hẹn khác.
Tập trung vào khách hàng
Nhiều CEO đã sai lầm khi tuyên bố một số mục tiêu cao cả (như “chúng ta cứu môi trường”) không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả là một thảm họa PR làm xói mòn lòng tin khi khách hàng thấy ngay sự thật không phải như vậy. Còn trong nội bộ, điều này gây ra sự nhầm lẫn hàng loạt.
Điều mà các CEO có thể làm, giống như cách ông Nadella đã làm, là giải thích cách công ty sẽ tạo nên khách hàng.
Microsoft sẽ không lãng phí thời gian để theo đuổi iPhone của Apple hoặc thay thế công cụ Search của Google. Thay vào đó, sứ mệnh của Microsoft là giúp trao quyền cho mọi người dù ở đâu, bất kỳ thiết bị nào họ đang sử dụng.
Mục đích đơn giản của Nadella đã truyền cảm hứng cho tất cả nhân viên. Họ có thể thấy mục đích này tác động như thế nào về công việc hàng ngày của họ, cho dù là lập trình viên, nhà thiết kế, nhà tiếp thị hay kỹ thuật viên hỗ trợ khách hàng.
Satya Nadella cũng nói về môi trường, nhưng không làm xao lãng mục đích cốt lõi của Microsoft là trao quyền cho khách hàng.
Xác định các cơ hội
Nadella đã xác định 2 lĩnh vực chính của cơ hội – di động và đám mây. Trong khi các đối thủ cạnh tranh định nghĩa sản phẩm là các thiết bị di động thì Microsoft lại ngược lại, nói về tính di động của trải nghiệm con người, những trải nghiệm có được nhờ công nghệ đám mây.
Đám mây của Microsoft có thể giúp cách làm việc trên iPhone của Apple trở nên hữu ích hơn. Điều này cũng dẫn đến các sản phẩm phần cứng sáng tạo như máy tính Surface và các sản phẩm chơi game Xbox đã chiếm được cảm tình của khách hàng sành điệu.
Microsoft chỉ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh điện thoại khi sản phẩm của hãng có thứ gì đó thực sự khác biệt. Tiêu biểu chính là Surface Duo, chiếc điện thoại màn hình kép có thiết kế độc đáo, đa nhiệm và sử dụng hệ điều hành Android.
Đưa văn hóa lên phía trước
Nadella nhận ra rằng văn hóa đối đầu hiếu chiến của Microsoft có nguồn gốc lịch sử sâu xa trong công ty. Nadella đã phản đối văn hóa này ngay từ những ngày đầu tiên. Ông tuyên bố sau khi nhậm chức, văn hóa công ty sẽ là sự hợp tác và tìm ra các giải pháp đôi bên cùng có lợi. Thay vì “chúng tôi đối đầu với họ”, giờ đã là “chúng tôi với họ”.
Không ít người hoài nghi và lo sợ điều tồi tệ nhất ập đến với Microsoft. Tuy nhiên, kết quả là họ đã nhầm. Các nhà lãnh đạo đồng ý với tầm nhìn của CEO mới và hầu hết nhân viên phản hồi tích cực.
Tạo sự đồng cảm làm trung tâm
Satya Nadella đã chấp nhận một rủi ro khác trong việc biến sự đồng cảm trở thành trung tâm sáng kiến văn hóa của mình. Triết lý cá nhân của Satya Nadella là kết nối những ý tưởng mới với sự đồng cảm dành cho mọi người. “Ý tưởng kích thích tôi. Sự đồng cảm thường trực nằm trong tôi”, CEO Microsoft cho biết.
Đưa sự đồng cảm trở thành bài phát biểu quan trọng của một tập đoàn lớn là điều gần như chưa từng có. Nhưng nếu không có sự đồng cảm, Microsoft sẽ không bao giờ thành công trong việc hiểu và đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng – đặc biệt là những nhu cầu mà chính khách hàng cũng không biết mình cần.
Niềm tin của Satya Nadella đã được đền đáp khi nhân viên Microsoft tìm ra cách nâng cấp và cải tiến các sản phẩm khiến người dùng phải thốt lên: “Tôi không biết mình có thể trải nghiệm được điều đó!”.
Truyền cảm hứng và khám phá ra đội quân tiềm ẩn
Sáu năm trước khi ông Nadella trở thành CEO, vào khoảng năm 2008, nhiều nhóm cấp dưới của Microsoft bắt đầu khám phá các phương pháp Agile, phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt, khuyến khích sự thay đổi nhằm đưa sản phẩm đến tay người dùng sao cho nhanh nhất.
Đến năm 2014, có một đội ngũ nhân viên gồm hàng nghìn người theo chủ nghĩa Agilists (làm việc với phương pháp Agile) nhiệt tình nhưng bị kìm hãm bởi nền văn hóa hiếu chiến của Microsoft. Nhờ văn hóa cộng tác của Nadella, đội quân này đã bước ra từ bóng tối và trở thành xu hướng chủ đạo của Microsoft cho đến ngày nay, thay vì phản kháng hàng ngày như những kẻ nổi loạn.
Bản thân Nadella đã nhận ra rằng “chìa khóa chính là sự nhanh nhẹn, nhanh nhẹn và nhanh nhẹn”.
“Chúng tôi cần tăng tốc độ, không chỉ một lần mà hàng ngày. Chúng tôi cần phải thiết lập và liên tục đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn ở nhịp độ nhanh, hiện đại hơn”, CEO Microsoft nói.
Ngày 16/6, Microsoft thông báo ông Satya Nadella sẽ thay thế ông John W. Thompson để trở thành Chủ tịch tiếp theo của công ty. Ông Nadella sẽ kiêm cả 2 vai trò quan trọng ở Microsoft là CEO (được bổ nhiệm từ năm 2014) và Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Nguồn forbes.com
Contact us and we would love to answer any questions you may have.
Message Submitted!