“Cha đẻ tuổi teen”của Subway làm thế nào để biến 1.000 USD thành đế chế tỷ đô?

Để bắt đầu công việc kinh doanh của mình, DeLuca, người sáng lập Subway đã phải vay 1.000 USD. Ông thậm chí còn không biết gì về ngành công nghiệp fastfood nhưng cuối cùng đã tạo nên chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới.

 

Fred DeLuca, người đã sáng lập Subway ở tuổi 17, với chỉ 1.000 USD. Ảnh: Jonathan Nackstrand/AFP/Getty Images

Subway, một trong những thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới, kiếm được hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm. Đây hiện là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới, với hơn 44.000 cửa hàng thương hiệu Subway trên toàn cầu và hơn 26.000 cửa hàng tại Mỹ. Thương hiệu này thậm chí còn qua mặt McDonald về quy mô.

Cũng giống như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, Subway bắt đầu với quy mô rất nhỏ, bằng khoản vay giữa những người bạn của gia đình nhưng thành công mà thương hiệu này đạt được thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

Subway được thành lập bởi một người 17 tuổi

Năm 1965, Fred DeLuca, 17 tuổi đã hỏi vay Tiến sĩ Peter Buck – một người bạn của bố mẹ ông – khoản tiền 1.000 USD.

DeLuca đã sử dụng số tiền vay được để mở một cửa hàng bánh sandwich ở Bridgeport, Connecticut, Mỹ.

Vào thời điểm đó, ông đã hy vọng rằng việc bắt đầu kinh doanh cửa hàng sẽ giúp ông có tiền trang trải chi phí học đại học y.

Đây là lý do tại sao công ty mẹ của Subway có tên là Doctor’s Associates Inc. Buck có bằng tiến sĩ và DeLuca cũng muốn trở thành bác sĩ như ông.

Ban đầu DeLuca lấy tên thương hiệu là “Pete’s Super Submarines” (Siêu tàu ngầm của Pete). Tuy nhiên, khi nghe đọc tên này trên các quảng cáo phát thanh địa phương, “Pete’s Submarines” nghe có vẻ giống như “Pizza Marines” khiến người nghe có ấn tượng sai về thương hiệu. Nên cuối cùng, DeLuca và người đồng sáng lập của ông đã quyết định đổi tên thương hiệu “Pete’s Subways” chỉ còn “Subway” vào năm 1968.

DeLuca thừa nhận trong cuốn sách ông xuất bản năm 2012 rằng khi mới khởi nghiệp ông không biết gì về việc làm bánh mì hay ngành công nghiệp thực phẩm.

Mặc dù thiếu kinh nghiệm, trẻ người và tài chính hạn hẹp nhưng DeLuca đã cho thấy thành công khá nhanh chóng: Ông và Buck đã bán được 312 chiếc bánh mì trong ngày đầu tiên – mỗi chiếc có giá khoảng 49-69 xu, theo trang web của Subway.

Kết quả là DeLuca đã không chỉ hoàn thành mục tiêu kiếm đủ tiền để trang trải chi phí học đại học mà còn tiến nhanh trên con đường đến ngôi vị tỷ phú.

DeLuca làm chủ tịch của Subway từ năm 1965 cho đến khi ông qua đời vào năm 2015. Trước khi qua đời ông đã chọn em gái Suzanne Greco là người kế nghiệp.

Subway bắt đầu nhượng quyền thương mại từ năm 1974

DeLuca và Buck bắt đầu cho phép nhượng quyền thương mại cửa hàng Subway đầu tiên tại Wallingford, Connecticut.

Sau đó, các cửa hàng nhượng quyền của Subway càng mở rộng theo thời gian. Cửa hàng nhượng quyền thương mại quốc tế đầu tiên của Subway được mở vào năm 1984 tại Bahrain (một quốc gia Trung Đông).

Năm 1986, Subway có mặt tại Canada và ngày nay, có các nhà hàng Subway có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, Brazil, Nga…

Tính riêng tại Mỹ, Subway có hơn 26.000 cửa hàng, tương đương hơn 500 cửa hàng ở mỗi tiểu bang.

Câu chuyện của khởi nghiệp của DeLuca, người sáng lập Subway đã dạy chúng ta rằng bạn không nên để bất cứ ai coi thường ý tưởng của bạn nếu bạn tin vào chúng. Ngay cả DeLuca cũng không nhận ra ông có thể làm nên những gì khi ông bắt đầu, nhưng ông vẫn tin tưởng vào ý tưởng của mình và cuối cùng nó đã giúp ông trở thành tỷ phú.

Kiều Châu (BizLive)

Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928