Dự báo năm 2013: Việt Nam tăng trưởng 5,68%

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết, kinh tế đang gặp khó khăn. Để kịp thời khắc phục khó khăn, vượt qua những thách thức, bên cạnh việc phải có quyết tâm chính trị cao, cần có những đánh giá sâu sắc và thực sự khách quan về tình hình hiện tại, bối cảnh tương lai, làm tốt công tác phân tích dự báo để làm căn cứ xây dựng và điều hành kế hoạch.

Theo TS. Nguyễn Văn Thành – Phó Giám đốc Trung tâm thông tin và Dự báo, kinh tế thế giới năm 2013 được dự báo là có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2012 nhưng không nhiều, và vào những tháng cuối năm lại có xu hướng điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 giảm so với trước đó (từ mức 3,9% xuống 3,4%). Điều đó chứng tỏ nền kinh tế thế giới vẫn đang chứa đựng nhiều rủi ro.

Hai đối tác nhập khẩu quan trọng của Việt Nam là:  Mỹ có tốc độ tăng trưởng đuợc dự báo chỉ nhỉnh hơn năm trước, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được dự báo sụt giảm hơn sẽ gây tác động không  nhỏ đến xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2013.

Việt Nam đang thực hiện xóa bỏ và giảm thiểu các trợ cấp xuất khẩu theo cam kết gia nhập WTO trong khi việc sử dụng các hàng rào bảo hộ kĩ thuật đặc biệt là hàng rào về chất lượng có thể khiến cho hàng xuất khẩu Việt Nam mất đi những lợi thế cạnh tranh tương đối.

 Nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất và hàng tiêu dùng tăng cao khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, những yếu tố rủi ro của kinh tế thế giới cũng như khó khăn của kinh tế Việt Nam sẽ gây tác động tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu năm 2013.

Dựa trên ước tính tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 đã được báo cáo trước Quốc hội, dựa vào bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2013 và một số kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới do một số tổ chức quốc tế xây dựng, Nhóm nghiên cứu đề xuất dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 theo 3 kịch bản, trong đó kịch bản 2 được Nhóm nghiên cứu coi là kịch bản chủ có nhiều khả năng xẩy ra nhất.

Kịch bản 1(tăng trưởng thấp):  tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 2,8%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 5,5%;

Kịch bản 2 (kịch bản chủ):  tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,3%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 11%.

Kịch bản 3 (tăng trưởng cao):  tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,6%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 15%.

 

Bảng 1: Các kịch bản tăng trưởng kinh tế

 

Ước 2012

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Tăng trưởng GDP thế giới

3,3

2,8

3,3

3,6

Tăng trưởng GDP (%)

5,2

5

5,68

6,34

– Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

2,6

3,15

3,27

3,4

– Công nghiệp và xây dựng

5

4,9

6

6,67

– Dịch vụ

6,3

5,8

6,2

7

GDP hiện hành (nghìn tỷ đồng)

2.949

3.231

3.341

3.417

Cơ cấu trong GDP (%)

 

 

 

 

– Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

21,6

22,1

21,5

21,3

– Công nghiệp và xây dựng

40,8

40

39,9

39,6

– Dịch vụ

37,6

37,9

38,6

39,1

Lạm phát

7,3

5,5

7,1

8,2

Tăng trưởng xuất khẩu (%)

16,6

12,8

14,6

16,3

Tăng trưởng nhập khẩu (%)

6,79

14,6

20,9

22,9

Nhập siêu/ xuất khẩu (%)

0,9

2,4

6,5

6,6

Vốn đầu tư/GDP (%)

29,5

29

30,5

30,5

GDP/người (USD)

1.582

1.680

1.727

1.766

Nguồn: GSO, Uớc năm 2012 theo báo cáo Quốc hội và tính toán của nhóm NC

Ghi chú: Trong một báo cáo vào tháng 8/2012, Trung tâm TT&DB KTXH quốc gia đã dự báo: Tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2012 là 5,3%, tăng trưởng của ba khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, khu vực Công nghiệp và Xây dựng, và khu vực vực Dịch vụ tương ứng là 3,3%, 5% và 6,1%.

Kịch bản 1(kịch bản tăng trưởng thấp): Ở kịch bản này nền kinh tế thế giới không tăng trưởng cao như mong muốn do tình hình nợ công khu vực đồng tiền chung châu Âu chưa tìm được lối thoát, xung đột chính trị ở Trung Đông và chủ quyền biển đảo ở biển Hoa Đông, Biển Đông càng trở lên căng thẳng; tăng trưởng kinh tế Nhật chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục giảm; nền kinh tế Mỹ được phục hồi không như mong muốn; xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác chính bị ảnh hưởng. 

Khi đó tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo ở mức 5% so với năm 2012, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên GDP là 29%; tăng trưởng xuất khẩu là 12,8% và nhập siêu trên xuất khẩu là 2,4%.

Kịch bản 2 (kịch bản chủ): Nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu tìm thấy lối thoát và không còn là vấn đề lớn; xung đột chính trị và tranh chấp chủ quyền biển đảo dịu bớt; nền kinh tế Mỹ được phục hồi khá, tăng trưởng kinh tế Nhật bản gần tương tự như năm 2012, thương mại thế giới tốt hơn năm 2012, luồng vốn FDI vào Việt Nam khả quan hơn, khi đó tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ là 5,68%; vốn trên GDP là 30,5%; tăng trưởng xuất khẩu 14,6%.

Kịch bản 3 (kịch bản tăng trưởng cao): Nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu được giải quyết cơ bản; xung đột chính trị và tranh chấp chủ quyền biển đảo hứa hẹn được giải quyết; kinh tế thế giới khả quan, thương mại thế giới tăng trưởng khá, Chính phủ có chính sách điều hành linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất kinh doanh doanh nghiệp và giải quyết nợ xấu, kịp thời đón bắt xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI và ODA từ Trung Quốc, Ấn Độ sang các nước ASEAN, …  khi đó tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,34%, tăng trưởng xuất khẩu là 16,3%. Nhập siêu trên xuất khẩu là 6,6%.  

Bảng 2: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP theo một số chỉ tiêu phía cầu – Đơn vị: %       

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012e

2013f

KB1

KB2*

KB3

GDP

5,32

6,78

5,89

5,20

5

5,68

6,34

Đầu tư nội địa

4,31

10,41

-9,18

3,72

5,32

7,29

8,09

Tích lũy tài sản cố định

8,73

10,89

-10,37

2,97

4,84

6,95

7,83

Thay đổi tồn kho

-26,18

5,44

3,60

10,70

9,45

10.22

10,33

Tiêu dùng

3,53

10,21

4,66

4,93

5,03

5,54

6,44

Tiêu dùng tư nhân

7,60

12,28

7,16

4,34

5,34

5,74

6,32

Tiêu dùng chính phủ

3,13

10,00

4,40

4,99

5,00

 5,07

6,45

Nguồn: GSO, Uớc năm 2012 theo báo cáo Quốc hội và tính toán của nhóm NC

Thứ trưởng Đông cho biết, những tài liệu hôm nay sẽ được công khai hóa, để trao đổi, tìm ra, gợi ra những ý kiến có giá trị để Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể tham vấn cho Chính phủ những chính sách điều hành phù hợp.

Trí An

Theo TTVN

Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928