Nguy cơ mất thị phần nội địa
Ở lĩnh vực nông sản, khi ký kết TPP chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề:
- Việt Nam phải mở cửa thị trường, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế nhập khẩu) đối với các sản phẩm nông nghiệp, trong khi rào cản kỹ thuật chưa có hoặc không cao nên thị trường nội địa cũng gặp bất lợi.
- Việt Nam là một nước có lượng sản xuất nông nghiệp khá lớn, nhu cầu cao trong việc yêu cầu các đối tác mở cửa thị trường nông nghiệp cho nông sản. Vấn đề khó khăn là ở nước TPP đều có xu hướng đàm phán hạn chế, họ giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa (không mở cửa).
- Vấn đề hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) và biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) rất quan trọng đối với khả năng tiếp cận thị trường các nước của nông sản Việt Nam bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước trong TPP có được cắt bỏ hết nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao gói… của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam, thậm chí là còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan.
- Việc giảm thuế chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng mặt hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Vì thế, doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt, khi thị phần hàng hóa nội địa sẽ bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ mất thị phần nội địa, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với người nông dân.
- Ở khía cạnh sản xuất, một số cam kết trong TPP ở những lĩnh vực tưởng như không liên quan nhưng nếu không được đàm phán quyết liệt cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và triển vọng của hàng nông sản.
Ông VĂN ĐỨC MƯỜI, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)
YÊN TRANG ghi
Tiêu điểm
99
là vị trí xếp hạng hiện tại của Việt Nam về môi trường kinh doanh tính trên 185 nước. Đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam kể từ năm 2006 (WB, 2013) và tương đương với thứ hạng năm 2012.
|