Gia nhập TPP: Năm cơ hội và năm thách thức

Việc tham gia TPP sẽ là điều kiện thuận lợi để gia tăng xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, giày dép, quần áo… (Ảnh: Dệt vải tại Công ty Thái Tuấn). Ảnh: PHẠM CAO MINH
 
Thứ hai, việc áp dụng tiêu chuẩn mới trong TPP sẽ tạo ra những rào cản kỹ thuật (kể cả lao động và môi trường), quyền lợi của nhà đầu tư… Bên cạnh đó, các quy định chặt chẽ về sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP đề cập đến tất cả nội dung như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả, bằng sáng chế, bí mật kinh doanh, đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nguồn gien và tri thức truyền thống… Như vậy, các yêu cầu chặt chẽ về sở hữu trí tuệ đã là những thách thức rất lớn đối với Việt Nam khi Việt Nam đang là một trong những quốc gia vi phạm bản quyền hàng đầu thế giới. Nếu như năm 2003, Việt Nam đứng thứ nhất trên thế giới về vi phạm bản quyền với tỉ lệ vi phạm bản quyền là 93%, đến năm 2011 tỉ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam tuy đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao với 81%, đứng hạng 22 trên thế giới.
 
Thứ ba, những vấn đề nội tại của kinh tế-xã hội tại Việt Nam như nhiều doanh nghiệp và người dân chưa quen việc tuân thủ các quy định của pháp luật cộng với sức ỳ của nền kinh tế. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường đã thay đổi hành vi kinh doanh của đại bộ phận doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, còn đó những doanh nghiệp nhà nước vẫn dựa vào các cơ quan chủ quản, việc kinh doanh theo cơ chế “xin-cho” và kém hiệu quả vẫn đang là vấn đề nổi bật trong khu vực doanh nghiệp này, trong khi đó quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước lại diễn ra một cách chậm chạp, dàn trải và thiếu đột phá… Tất cả vấn đề này đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay khi Việt Nam chính thức tham gia vào TPP.
 
Thứ tư, quá trình cải cách thể chế chưa đáp ứng được yêu cầu và mong đợi để thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, hối lộ còn đang là tình trạng phổ biến tại các doanh nghiệp đối với hệ thống công quyền… Mặc dù Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn được xem là yếu kém. Trong các quốc gia tham gia hoặc đang đàm phán vào TPP thì Singapore là quốc gia có thứ hạng môi trường kinh doanh cao nhất và Việt Nam có thứ hạng về môi trường kinh doanh thấp nhất.
 
Thứ năm, các vấn đề về tham nhũng, hối lộ cũng đang trở thành vấn nạn của Việt Nam hiện nay. Theo chỉ số nhận thức tham nhũng 2012 (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố, Việt Nam đứng thứ 123 trong số 176 quốc gia và vùng lãnh thổ, tụt 11 bậc so với năm 2011. Nếu so với các quốc gia tham gia Hiệp định TPP thì chỉ số CPI của Việt Nam là kém nhất và New Zealand là quốc gia có thứ hạng cao nhất.
 
Nguy cơ mất thị phần nội địa
 
 
Ở lĩnh vực nông sản, khi ký kết TPP chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề:
 
- Việt Nam phải mở cửa thị trường, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế nhập khẩu) đối với các sản phẩm nông nghiệp, trong khi rào cản kỹ thuật chưa có hoặc không cao nên thị trường nội địa cũng gặp bất lợi.
 
- Việt Nam là một nước có lượng sản xuất nông nghiệp khá lớn, nhu cầu cao trong việc yêu cầu các đối tác mở cửa thị trường nông nghiệp cho nông sản. Vấn đề khó khăn là ở nước TPP đều có xu hướng đàm phán hạn chế, họ giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa (không mở cửa).
 
- Vấn đề hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) và biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) rất quan trọng đối với khả năng tiếp cận thị trường các nước của nông sản Việt Nam bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước trong TPP có được cắt bỏ hết nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao gói… của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam, thậm chí là còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan.
 
- Việc giảm thuế chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng mặt hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Vì thế, doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt, khi thị phần hàng hóa nội địa sẽ bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ mất thị phần nội địa, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với người nông dân.
 
- Ở khía cạnh sản xuất, một số cam kết trong TPP ở những lĩnh vực tưởng như không liên quan nhưng nếu không được đàm phán quyết liệt cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và triển vọng của hàng nông sản.
 
Ông VĂN ĐỨC MƯỜI, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)
 
YÊN TRANG ghi
 
Tiêu điểm
 
99
 
là vị trí xếp hạng hiện tại của Việt Nam về môi trường kinh doanh tính trên 185 nước. Đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam kể từ năm 2006 (WB, 2013) và tương đương với thứ hạng năm 2012.

 PGS-TS HẠ THỊ THIẾU DAO

Theo phapluat

Contact CEO Club

Contact us and we would love to to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928