“Kinh Tế Việt Nam triển vọng 2020: Góc nhìn Việt Nam – Một khởi đầu mới” là chủ đề của Hội thảo kinh tế thường niên do Câu lạc bộ giám đốc điều hành Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh (CEO Club Vietnam – HCM) tổ chức diễn ra vào ngày 31/10/2019 tại khách sạn Reverie Sài Gòn với sự tham dự đông đảo các khách mời là Lãnh đạo Nhà nước, Tổng Lãnh Sự, Hiệp Hội, Tham tán Thương mại và các CEO đầu ngành.vv.
Hội thảo năm nay phát họa nên một bức tranh kinh tế về những cơ hội và thách thức, vấn đề nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang leo thang giữa hai nền kinh tế lớn Mỹ – Trung cũng như quá trình chuyển mình theo xu hướng mậu dịch tự do. Để dẫn dắt doanh nghiệp ngày càng vững mạnh, các Lãnh đạo doanh nghiệp cần có những chiến lược chuyển đổi theo xu hướng phát triển quốc tế trong khi vẫn duy trì nền tảng giá trị cốt lỗi dựa trên văn hóa truyền thống, thị hiếu, hành vi của người tiêu dùng. Để đạt được điều đó, đòi hỏi các Lãnh đạo phải nắm bắt được thị trường, phân tích chuyên sâu, đánh giá đúng những tiềm năng hiện có cũng như rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn như hiện nay.
Chủ tịch CEO Club Đặng Minh Phương phát biểu khai mạc hội thảo
Hội thảo có sự tham dự của Tổng lãnh sự Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh – Bà Marie C. Damour
Mối quan hệ Việt Nam – Hoa kỳ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Để có những bước phát triển đột phá và toàn diện hơn, các Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại, Việt nam có nhiều tiềm năng để cải thiện vị thế và song song đó thương hiệu Việt được thiết lập và công nhận, vì vậy đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải cải thiện môi trường đầu tư an toàn và dễ kiểm soát, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế.
Mr. Grant Dennis – Tổng Giám đốc, PricewaterhouseCoopers Consulting Vietnam
Theo Ông Grant Dennis – Tổng Giám đốc – PWC, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2019 là 6.8 % và dự đoán năm 2020 là 6.7 %, Kinh tế Việt Nam đang có những cơ hội và thách thức đan xen nhau, các Lãnh đạo phải nắm được tình hình đó để giúp các doanh nghiệp có định hướng phát triển phù hợp. Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Apec) cho rằng Việt Nam là điểm đến an toàn để các nhà đầu tư quan tâm và xem xét, Việt Nam tiếp tục đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, chúng ta là một thành tố xoay quanh trục kinh tế thế giới nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của sự chuyển biến đó, vì vậy, các Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam phải hoạt định chính sách phù hợp cho sự phát triển bền vững và đón đầu các xu hướng.
Hội thảo có sự tham dự của Luật sư Phùng Anh Tuấn – Phó Chủ tịch – VAFI.
Thương mại quốc tế đang được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ vào các Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam đã ký kết với các quốc gia trong khu vực. Sự phát triển và nắm bắt cơ hội đó là cần thiết, tuy nhiên những chính sách mà doanh nghiệp đưa ra cũng cần phải xoay quanh các vấn đề hành lang pháp lý. Ông đã chia sẻ và phân tích chuyên sâu vào các chính sách mà các Lãnh đạo cần phải chú ý để nhận định tình hình và tận dụng cơ hội để ngăn chặn hàng lậu từ Trung Quốc và không biến thành cửa hậu hay trung tâm chuyển trạm xuất khẩu trong tình hình Mỹ đang đánh thuế cao mặt hàng Trung Quốc.
Ông Sanjay Chakrabarty – Phó Tổng Giám Đốc Khối Bán Lẻ, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB
Cách mạng công nghệ 4.0 ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc của nền kinh tế và xã hội. Ngân hàng cần có những chính sách thích ứng với cuộc cánh mạng công nghiệp và đáp ứng được nhu cầu đăng tăng cao của người tiêu dùng. Vì vậy mô hình chuyển đổi số phải có những bức phá đổi mới – sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo an ninh, quyền lợi của người tiêu dùng, hạn chế rủi ro rò rỉ thông tin, xây dựng và phát triển hạ tầng theo hướng đồng bộ hóa, tập trung thống nhất để cung ứng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng, tăng tính tiện ích và trải nghiệm cho khách hàng.
Phiên thảo luận tại Hội thảo.
Từ trái sang: ông Johan Nyvene – Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán TP.HCM (HSC), Ông Chris Scheller – Giám đốc Phát triển ngành Giày thể thao, New Balance; Ông Phùng Anh Tuấn – Phó Chủ tịch – VAFI; Ông Kim DongKyun – Giám đốc Phát triển Kinh Doanh, Samsung SDS; Ông Pawalit Ua-Amornwanit – Giám Đốc Tài Chính, C.P Vietnam
Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ảnh hưởng đa chiều đến các nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt nam nói riêng, bên cạnh những kịch bản diễn biến bất thường giữa hai nền kinh tế cũng tạo nên những cơ hội cạnh tranh mới đối với thị trường Việt Nam. Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt Nam cần có những động thái và những giải pháp để sẵn sàng đón nhận những cơ hội cũng như quản lý rủi ro có thể sẽ xảy ra. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới đòi hỏi các nhà Lãnh đạo phải có những chính sách phù hợp để thu hút các dòng chảy đầu tư từ thị trường quốc tế vào Việt Nam, đây là cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp đang muốn vươn mình ra thị trường quốc tế.
Một số hình ảnh sự kiện
Contact us and we would love to answer any questions you may have.
Message Submitted!